Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Hối tiếc lớn nhất của tôi là quá tin anh em và tầm nhìn hạn hẹp, nên đã bỏ qua nhiều cơ hội làm ra những thứ lớn lao như Facebook hoặc WeChat

03/12/2019 09:18
FPT từng có nhiều ý tưởng công nghệ và kinh doanh đột phá, ví dụ như Trí Tuệ Việt Nam – ý tưởng na ná Facebook nhưng ra đời trước Facebook hay WeTalk có mô hình giống Wechat…; nhưng theo thú nhận của ông Trương Gia Bình, do quá tin anh em và tầm nhìn hạn hẹp, nên cả ông lẫn FPT đã để vuột mất cơ hội có thể làm điều gì đó lớn lao.

Mặc dù, theo công bố mới nhất của Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, FPT đã bị rớt khỏi Top 10 và rớt xuống tận vị trí 20; nhưng họ vẫn là một trong những công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam.

Theo kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2019, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng 19,8% và 26,5% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 22.000 tỷ đồng và gần 4.000 tỷ đồng, tương đương 83% và 90% kế hoạch năm 2019. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 10 tháng đạt 3.351 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó vẫn không ngăn ông Trương Gia Bình – Chủ tịch và ‘linh hồn’ của FPT thi thoảng lại hối tiếc vì những gì đã bỏ qua trong quá khứ. Bởi, theo ông, nếu ông và các đồng đội có tầm nhìn dài hạn hơn, dũng cảm hơn; có thể FPT đã có những sản phẩm công nghệ tầm cỡ thế giới như Facebook hoặc WeChat. Trước giờ, không ít lần FPT đã bị những chuyên gia khắt khe nhận định, ‘FPT chỉ giỏi gia công mà thiếu sự sáng tạo’.

"Nếu được quay lại tuổi 20, tôi nhất định sẽ không bỏ ‘vườn chim’ của mình. Năm 2006, sau một thời gian dài làm Chủ tịch kiêm CEO, tôi đã nói với anh em của mình là tôi muốn đi làm công nghệ.

Chúng tôi có VnExpress ở top 100 Bảng xếp hạng Alexa thế giới, thời điểm hoàng kim nhất còn đứng ở vị trí 65. Chúng tôi từng có mạng xã hội Trí Tuệ Việt Nam, tương tự Facebook và còn ra đời trước Facebook, có WeTalk tương tự WeChat, có Vimua tương tự như Tiki.

Chúng tôi có ý tưởng, có nhân lực, nhưng anh em nói với tôi là không có tiền nên không làm, tôi nghe lời anh em quá nên bỏ dở giữa chừng. Quả thật là chúng tôi đã có tầm nhìn hạn hẹp", ông Trương Gia Bình thú nhận ở sự kiện Startup Việt 2019.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Hối tiếc lớn nhất của tôi là quá tin anh em và tầm nhìn hạn hẹp, nên đã bỏ qua nhiều cơ hội làm ra những thứ lớn lao như Facebook hoặc WeChat - Ảnh 1.

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT

Quá khứ thì không thể thay đổi, nên FPT và cả ông Trương Gia Bình đang dùng đủ mọi cách để "bù đắp" cho những hối tiếc của bản thân. Bây giờ, FPT đang đặt ra cho mình một mục tiêu mới là trở thành doanh nghiệp phục vụ cho nền kinh tế internet, hoạt động như một công ty startup cũng như cho ra đời những startup dùng những công nghệ mới giống Utop; ngoài ra, FPT còn muốn hỗ trợ nhiều công ty startup khác tại Việt Nam, trở thành nhưng "Kỳ lân – Unicorn" hay "Decacorn – Siêu kỳ lân".

Theo ông Bình, nếu không có ước mơ, chúng ta sống sẽ chẳng biết làm gì. Trước đây, mục tiêu của FPT là giúp mọi người kết nối cùng nhau qua internet, nhưng bây giờ FPT hướng tới một không gian khổng lồ hơn ở ngoài kia: nền kinh tế internet – internet economy. Ước mơ của ông, trong tương lai, nghĩ tới FPT người ta sẽ nghĩ ngay tới nền kinh tế dựa trên internet.

FPT muốn giúp những doanh nghiệp của Việt Nam trở nên thông minh hơn, ví dụ như có thể tự động trả lời các nhu cầu hoặc có thể tự sửa chữa những vấn đề của mình. Hiện tại, cách làm của FPT đang giống các startup, cũng áp dụng LEAN hay quay vòng nhân sự liên tục…

"Bên cạnh đó, chúng ta không nên hỏi là blockchain sẽ thay đổi mô hình kinh doanh của chúng ta như thế nào, vì nó chắc chắn sẽ thay đổi khủng khiếp cách chúng ta làm kinh doanh trong tương lai.

Blockchain sẽ ứng dụng vào nông nghiệp để truy suất nguồn gốc, nếu nền nông nghiệp Việt Nam có thể áp dụng chúng, người dân Việt sẽ không lo nghĩ nhiều về chất lượng thực phẩm sạch. Blockchain còn hỗ trợ xuất khẩu qua biên giới", ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Utop sẽ giúp người tiêu dùng tích lũy và sử dụng điểm thưởng theo một cách thức mới mẻ và sáng tạo tại các cửa hàng và doanh nghiệp trong mạng lưới này một cách thuận tiện và dễ dàng; qua đó giúp các doanh nghiệp và các cửa hàng nhỏ lẻ mở rộng và phát triển kinh doanh.

Còn data là một loại tài sản mà các doanh nghiệp sẽ không cho – không biếu bất kỳ ai, nhất là phần data của khách hàng. Nhưng bằng công nghệ blockchain, startup Utop của FPT đã giải quyết tất cả những điểm nghẽn đó. Doanh nghiệp không cần chia sẻ data, người dùng có điểm thưởng và mua gì cũng được. Cả cộng đồng người mua lẫn người bán đều không cần chia sẻ dữ liệu.

Hiện Utop đã có nhà đầu tư (SBI Holdings – Nhật Bản), đã mở rộng thị trường ra nước ngoài cũng như có mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Blockchain cũng có thể sử dụng để thay đổi cuộc chơi trong các ngành như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Hiện tại, TP. HCM đang thu thuế hộ Nhà nước và sẽ chuyển cho Nhà nước vào cuối năm. Nhưng nếu Nhà nước yêu cầu TP. HCM phải chuyển thuế cho Nhà nước ngay sau khi nhận được của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, thì hệ thống thu thuế của họ phải khác, lúc đó chính blockchain sẽ giải bài toàn tức thời và minh bạch ở yêu cầu mới từ Nhà nước, ông Bình nêu ví dụ cụ thể.


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
49 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
1 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
14 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.