Chủ tịch HĐTV TKV: Đến năm 2030, Việt Nam không còn độc lập về mặt năng lượng

26/10/2018 13:24
Ông Lê Minh Chuẩn, đại biểu tỉnh Quảng Ninh, đồng thời là Chủ tịch HĐTV TKV dẫn ra con số 70 triệu tấn than nhập khẩu trong kế hoạch giai đoạn 2017 – 2030 như một thách thức lớn với an ninh năng lượng quốc gia.

Phát biểu tại Nghị trường về tình hình kinh tế - xã hội trong sáng nay, 26/10, ông Lê Minh Chuẩn đã phân tích vai trò của ngành than.

Theo ông, ngành than đang giữ vị trí quan trọng đối với an ninh năng lượng toàn cầu và tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất, ổn định xã hội.

Trên thế giới, vị trí của than đang chiếm khoảng 39% về năng lượng và được dự báo tăng thêm 1,5% đến năm 2030. Riêng về điện, hiện nguồn điện được sản xuất từ than chiếm khoảng 40% trên toàn thế giới. Đối với những nước lớn như Trung Quốc là 43%, Úc và Ấn Độ vào khoảng 70%. Tại Việt Nam, theo quy hoạch nhiệt điện than chiếm khoảng 34% và dự báo tăng lên xấp xỉ 50% vào năm 2040.

"Trong 8 tháng qua thì sản xuất điện từ than chiếm 41%", ông Chuẩn nói. Cung cấp thêm về kế hoạch năng lượng, ông cho biết năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 3 – 10%, nguồn điện từ khí giảm từ 44 xuống còn 26%.

Điều này có nghĩa là than vẫn chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn điện trong ngắn hạn, từ 15 – 20 năm tới trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước hiện tượng thiếu than, dẫn đến nguy cơ về hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, trong giai đoạn 2017 – 2020, nhu cầu than antraxit cho nhà máy nhiệt điện đã và sẽ hoạt động chiếm khoảng 40 triệu tấn/năm. Sản lượng này sẽ tăng lên 55 triệu tấn giai đoạn 2021 – 2030.

Dù vậy, Việt Nam hiện chỉ có 2 đơn vị sản xuất than là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc với sản lượng khoảng 41 triệu tấn than. "Như vậy trong thời gian ngắn phải tăng thêm 10 – 15 triệu tấn than cho các nhà máy nhiệt điện là không khả thi", ông Chuẩn nhận xét.

Việc này sẽ khiến các nhà máy nhiệt điện đứng trước nguy cơ khó khăn về sản xuất điện, gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Mặt khác, ông Chuẩn cho biết trong kế hoạch 2017 – 2030, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn than. Số lượng này được ông đánh giá là "không còn thuần tuý thương mại nữa". Thay vào đó, Việt Nam cần phải tìm được nguồn đầu tư ổn định ở nước ngoài.

"Đến năm 2030, Việt Nam không còn độc lập về mặt năng lượng mà phụ thuộc vào nguồn cung ngoài nước", ông nói và cho biết đây là thách thức rất lớn đối với an ninh năng lượng quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, xã hội.

Phân tích về những thách thức của ngành khai khoáng, vị đại biểu này đưa ra 4 nguyên nhân.

Thứ nhất lượng than trong nước chủ yếu nằm ở Quảng Ninh nhưng đến nay nguồn than này vẫn chưa được tường minh. Còn bể than ở Đồng bằng sông Hồng chưa có công nghệ để khai thác.

Thứ hai, điều kiện khai thác mỏ càng lúc càng khó khăn. Mọi điều kiện, chi phí năng suất lao động mỏ đang tăng lên nhanh chóng tạo gánh nặng lên doanh nghiệp.

Thứ ba, việc cấp phép đầu tư cho hầm than đang hạn chế. Ông Chuẩ nói rằng doanh nghiệp khi muốn tái đầu tư vào mỏ than gặp rất nhiều bất cập, khó khăn.

Thứ tư, nguồn nhân lực chính, là thợ mỏ, đang suy giảm nhanh chóng. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn chưa có công nghệ để thay thế.

Từ 4 nguyên nhân này, ông đề nghị Chính phủ quan tâm đến 4 đề xuất tương ứng. Đầu tiên là đổi mới chính sách về quản lý tài nguyên khoáng sản theo nguyên tắc thị trường, hội nhập ngay từ việc cấp giấy phép để các doanh nghiệp mỏ, khí được chủ động phát triển nguồn tài nguyên.

Tiếp theo cần bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý, văn bản dưới luật về quản lý tiêu chuẩn phân cấp cho các doanh nghiệp than khí có môi trường đầu tư thuận lợi kể cả trong nước và ngoài nước.

Chính phủ cần có cơ chế bình đẳng giữa than nhập khẩu và than trong nước theo thông lệ, giá quốc tế. Bên cạnh đó, vị đại biểu này cũng đề xuất các chính sách hỗ trợ cho công nhân ngành than như tiền lương, bảo hiểm, thâm niên.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.869.741 VNĐ / thùng

73.55 USD / bbl

0.74 %

+ 0.54

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.765.537 VNĐ / thùng

69.45 USD / bbl

0.74 %

+ 0.51

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.376.727 VNĐ / m3

3.45 USD / mmbtu

0.21 %

+ 0.01

Than đá

COAL

3.584.460 VNĐ / tấn

141.00 USD / mt

0.18 %

- 0.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ pin mới của Honda có thể thay đổi cuộc chơi xe điện
8 giờ trước
Theo Keiji Otsu, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Honda, công nghệ pin thể rắn được sản xuất hàng loạt sẽ mở ra bước ngoặt mới của kỷ nguyên xe điện.
Ngành công nghiệp pin xe điện của châu Âu đứng trước mối nguy chưa từng có: Người Trung Quốc đang đi trước phương Tây 10 năm về công nghệ pin?
9 giờ trước
Kế hoạch tạo ra một ngành công nghiệp pin hùng mạnh của châu Âu đang đứng trước rào cản lớn.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Quyết không xuất khẩu sang Mỹ, "vũ khí tối thượng" của Nga tìm ngay được khách sộp, tăng mua gấp 3 lần
1 ngày trước
Nga đã cấm xuất khẩu loại nhiên liệu quan trọng sang Mỹ để đáp trả những lệnh trừng phạt của quốc gia này nhắm vào Moscow.