Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử chỉ ra 5 rào cản làm thương mại điện tử khó tăng tốc

15/11/2018 14:19
Hạn chế về hạ tầng giao thông, thiếu niềm tin của người tiêu dùng, hay thói quen mua hàng trả tiền mặt, chưa có chính sách hậu thuẫn tốt cho kinh tế chia sẻ, là những rào cản lớn được Chủ tịch VECOM cho rằng ảnh hưởng tới sự phát triển đột phá của thương mại điện tử Việt Nam.

Tại hội thảo về tiềm năng phát triển kinh tế số của Việt Nam do Amcham tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã chỉ ra một số rào cản lớn ảnh hưởng đến sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Việt Nam có số lượng người tiêu dùng kết nối cao (khoảng 58 triệu người dùng Internet) nhưng số người thực sự dám bỏ tiền ra mua hàng trực tuyến khiêm tốn, người ta thường chỉ mua trực tuyến các sản phẩm, dịch vụ với số tiền nhỏ, thông thường chỉ dưới 1 triệu do chưa có niềm tin vào mua bán trực tuyến.

Dịch vụ hoàn tất đơn hàng cũng là cản trở lớn cho thương mại điện tử, với hạ tầng giao thông, logistic như hiện nay, nhất là tại các vùng miền núi Tây Bắc thì khiến chi phí vận chuyển đến vùng nông thôn, vùng cao rất lớn. Đây là một rào cản lớn khiến cho việc phát triển thương mại điện tử về các vùng sâu, vùng khó phát triển, các công ty chuyển phát mới chỉ hoạt động chủ yếu ở vùng đô thị.

Thanh toán trực tuyến là một cản trở lớn, các ngân hàng và công ty Fintech đang ngày càng mở rộng cung cấp dịch vụ thanh toán khá tốt, nhưng số lượng người mua hàng trực tuyến thanh toán online rất ít, chỉ khoảng 20% đơn hàng là được thanh toán trực tuyến, còn lại có tới 80% thanh toán khi mua hàng, con số này chưa có dấu hiệu thay đổi và sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Tốc độ thanh toán mua hàng trực tuyến sẽ giảm chậm, còn COD vẫn chiếm lĩnh trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, rào cản chính sách đối với các dịch vụ kết nối, dịch vụ chia sẻ, dịch vụ mới cũng tạo khó khăn cho các công ty công nghệ tham gia kinh doanh ở thị trường Việt Nam. Theo ông Hưng, mặc dù Chính phủ rất thích nói về những chuyện lớn lao như Cách mạng 4.0, nhưng giữa chính sách và thực tiễn pháp luật còn khoảng cách lớn. Mặc dù phong trào hô hào là ủng hộ các dịch vụ mới phát triển, nhưng Việt Nam chưa thực sự có chính sách hậu thuẫn cho mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ chẳng hạn. Đang tồn tại một khoảng cách rất lớn giữa ủng hộ cái mới, với thực tiễn kinh doanh.

Đồng thời, để tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì thương mại điện tử phải có một chính sách an ninh rất tốt, để bảo vệ người tiêu dùng khi có các tranh chấp trực tuyến xảy ra. Hiện nay quyền lợi người tiêu dùng chưa được bảo vệ, khi họ mua một món đồ chi phí nhỏ nhưng chi phí khiếu nại khi có tranh chấp lại lớn hơn. Điều này khiến người tiêu dùng thiếu niềm tin vào mua hàng trực tuyến.

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Việt Nam rất cần phải bổ sung các chính sách phù hợp để hỗ trợ, thúc đẩy các dịch vụ mới, dịch vụ ứng dụng công nghệ mới phát triển, cũng như có chính sách để thương mại điện tử xóa được khoảng cách giữa đô thị vào nông thôn.

Trong giai đoạn tới của thương mại điện tử, giao dịch điện tử đã thâm nhập tới mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của hầu hết các bộ ngành. Nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing), công nghệ di động (mobile technology), dữ liệu lớn (big data), mạng xã hội (social media), Internet vạn vật (Internet of Things) hay blockchain. Trước sự phát triển này mỗi nước phải có chính sách và pháp luật riêng phụ thuộc vào hệ thống kinh tế xã hội của mình để thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới phát triển.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
23 phút trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
54 phút trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
2 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Giá xăng dầu hôm nay 21/9: Giảm nhẹ
2 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 21/9 trên thế giới bất ngờ giảm nhẹ sau đến 4 phiên tăng giá trong tuần này và vẫn đang ở mức thấp.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
3 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?

Tin cùng chuyên mục

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
4 giờ trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
22 giờ trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
23 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.