Chủ tịch KSA vừa bị khởi tố và những cổ phiếu vài trăm đồng

26/03/2019 10:32
Ngoài hoạt động có liên quan tại nhiều công ty khoáng sản họ “K”, bà Phạm Thị Hinh - nguyên Chủ tịch KSA - từng làm việc tại nhiều công ty chứng khoán.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã nhận được văn bản của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội về việc khởi tố vụ án hình sự thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu của CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA), gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Cụ thể, vào ngày 12/3 Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ngày 21/3 áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ hình sự đối với bà Phạm Thị Hinh về tội thao túng thị trường chứng khoán.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội vẫn đang tiếp tục điều tra vụ án.

Bà Phạm Thị Hinh sinh năm 1973, khẩu thường tại Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận và Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật CTCP chứng khoán VSM. Ngoài ra, bà còn có liên quan đến một số doanh nghiệp khác trên sàn chứng khoán.

Diễn biến tại KSA

Cổ phiếu CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (Mã: KSA) chính thức được giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) từ ngày 27/7/2010. Đến tháng 4/2015, bà Phạm Thị Hinh đã được bầu làm thành viên HĐQT và giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc KSA.

Đến kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2018 diễn ra vào tháng 9/2018, bà Hinh đã từ nhiệm chức Chủ tịch. Sau đó HĐQT cũng thống nhất đơn từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của bà Hinh.

Sau khi lên sàn chứng khoán, KSA liên tục tăng vốn từ mức 129 tỷ lên 934 tỷ đồng vào năm 2015. Ngược lại với quá trình tăng vốn, giá cổ phiếu và diễn biến kinh doanh đều đi xuống. Từ mức lãi sau thuế 65 tỷ năm 2010, KSA chỉ còn lãi 12 tỷ năm 2017. Báo cáo tài chính năm 2018 chưa được doanh nghiệp công bố.

Trong khi đó, giá cổ phiếu cũng giảm mạnh từ trên 40.000 đồng/cp thời điểm niêm yết về mức 480 đồng/cp trước khi bị hủy niêm yết bắt buộc.

Chủ tịch KSA vừa bị khởi tố và những cổ phiếu vài trăm đồng - Ảnh 1.

Giá cổ phiếu KSA từ khi lên sàn (đã điều chỉnh). Nguồn VnDirect.

Vào cuối năm 2017, hoạt động của KSA từng bị "phanh phui" trên truyền thông. Trụ sở của các công ty con của KSA đặt tại Cụm Công nghiệp Thắng Hải, Xã Thắng Hải, Huyện Hàm Tân, Bình Thuận không hề tồn tại theo những gì công ty công bố. Nơi KSA cho xây dựng Nhà máy chế biến xỉ Titan Bình Thuận có công suất 60.000 tấn/năm đã dừng thi công từ lâu.

Đến tháng 2/2018, HoSE quyết định đưa cổ phiếu KSA vào diện bị kiểm soát đặc biệt do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện bị cảnh báo để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

Sau đó khoảng 5 tháng, cổ phiếu bị hủy niêm yết trên HoSE do công ty vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và UBCKNN xét thấy phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Cổ phiếu được chuyển đăng ký giao dịch tại sàn UPCoM nhưng cũng bị đình chỉ giao dịch ngay khi chuyển sàn.

Tham gia vào nhiều doanh nghiệp khác

Trên thị trường chứng khoán, bà Phạm Thị Hinh còn có vai trò quan trọng tại nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt là nhóm khoáng sản họ “K” như CTCP Khoáng Sản Hòa Bình (HNX: KHB), CTCP Khoáng sản Luyện kim Màu (HNX: KSK) và CTCP Khoáng sản & VLXD Hưng Long (UPCoM: KHL)...

Tại ĐHĐCĐ năm 2014, dàn HĐQT gồm 5 người của Khoáng Sản Hòa Bình (KHB) được thay mới hoàn toàn, trong đó bà Phạm Thị Hinh giữ chức Chủ tịch thay cho bà Đỗ Thị Cẩm Thúy. Nhưng đến ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 thì KHB một lần nữa thay toàn bộ HĐQT, bà Hinh không còn là Chủ tịch công ty.

Mặc dù được thay máu lãnh đạo từ năm 2014, trong một văn bản giải trình kết quả kinh doanh quý IV/2017, KHB cho biết công ty đã không còn hoạt động kinh doanh bình thường từ quý II/2014. Ban lãnh đạo mới cho rằng Ban lãnh đạo cũ (dưới thời bà Hinh) đã mua hóa đơn đầu vào khống và xuất hóa đơn đầu ra khống từ quý II/2014 đến quý II/2017.

Với việc không có hoạt động kinh doanh bình thường, KHB bị lỗ liên tiếp trong năm 2016-2017. Là một doanh nghiệp niêm yết nhưng đến nay công ty chỉ mới công bố báo cáo tài chính quý I/2018, con số lỗ lũy kế của doanh nghiệp lúc này đã trên 75 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu KHB đã bị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tạm ngừng giao dịch từ ngày 31/7/2018 do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Cổ phiếu có giá 1.000 đồng/cp trước khi tạm ngừng giao dịch. KHB từng có giá gần 35.000 đồng/cp.

Chủ tịch KSA vừa bị khởi tố và những cổ phiếu vài trăm đồng - Ảnh 2.

Diễn biến giá KHB. Nguồn VnDirect.

Tại CTCP Khoáng sản & VLXD Hưng Long (KHL), bà Hinh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2012. Đến năm 2014, Bà Hinh đã mua 2,2 triệu cổ phiếu từ đợt phát hành riêng lẻ, còn Tài Nguyên Sài Gòn mua 35% vốn. Tuy nhiên, trong tháng 7/2015, bà Hinh và tổ chức này đã gần như thoái hết vốn khỏi KHL.

Hoạt động kinh doanh trong 4 năm gần nhất của KHL đều bị thua lỗ. Lỗ lũy kế của doanh nghiệp cũng gần 75 tỷ đồng.

Cổ phiếu KHL đã bị hủy niêm yết trên HNX từ 1/6/2018 do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến với BCTC năm 2017. KHL được giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 8/6/2018, nhưng ngay lập tức bị hạn chế giao dịch (chỉ giao dịch vào phiên thứ Sáu).

Chủ tịch KSA vừa bị khởi tố và những cổ phiếu vài trăm đồng - Ảnh 3.

Từng có giá 7.200 đồng/cp nhưng KHL hiện chỉ quanh 300 đồng/cp. Nguồn VnDirect.

Tuy không tham gia vào ban lãnh đạo của Khoáng sản Luyện kim Màu (KSK) nhưng bà Hinh từng là cổ đông lớn của doanh nghiệp này khi gom 8,37% vốn trong đợt phát hành hồi tháng 7/2014. Đến tháng 5/2017 bà đã bán phần lớn cổ phần và không còn là cổ đông lớn.

KSK cũng thua lỗ liên tiếp trong 3 năm gần nhất. Trong văn bản giải trình quý IV/2018, công ty cho biết gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hóa bị ngưng trệ khiến công ty không có doanh thu thuần. Công ty đang lỗ lũy kế 17 tỷ đồng.

Về cổ phiếu, KSK đã bị HNX đưa vào diện bị kiểm soát từ 17/10/2018 do vi phạm các quy định về công bố thông tin; đồng thời cổ phiếu cũng bị hạn chế giao dịch (chỉ giao dịch vào thứ Sáu). Đến nay, KSK chỉ có giá 300 đồng/cp.

Chủ tịch KSA vừa bị khởi tố và những cổ phiếu vài trăm đồng - Ảnh 4.

Diễn biến giá KSK. Nguồn VnDirect.

Ngoài quản lý các công ty sản xuất, bà Phạm Thị Hinh từng hoạt động tại nhiều công ty chứng khoán như Chứng khoán Phố Wall, Chứng khoán Quốc gia, Chứng khoán An Bình và đặc biệt bà đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán VSM.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
13 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
2 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.