Chủ tịch LG qua đời, để lại công ty cho con nuôi

20/05/2018 21:53
Con trai nuôi của ông Koo Bon-Moo dự kiến sẽ tiếp quản tập đoàn sau cuộc họp đại hội đồng cổ đông...

Koo Bon-moo, Chủ tịch LG - tập đoàn lớn thứ 4 tại Hàn Quốc, người đã biến một nhà sản xuất đồ gia dụng giá rẻ trở thành đế chế công nghệ và hóa chất toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 73, hãng tin Bloomberg cho biết.

Theo thông cáo của tập đoàn LG, ông Koo Bon-moo qua đời lúc 9h52 sáng ngày 20/5 (giờ Seoul) sau thời gian dài lâm bệnh. Theo hãng thông tấn Yonhap, ông Koo đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật não trong vài năm qua.

Vị trí của ông tại tập đoàn dự kiến sẽ trao lại cho con trai nuôi - Koo Kwang-mo, 40 tuổi - người đã được đề cử vào hội đồng quản trị của LG Corp hôm 17/5 và đang chờ được sự chấp thuận của cổ đông trong cuộc họp vào ngày 29/6 tới.

"Tang lễ sẽ được tổ chức đơn giản, theo nguyện vọng của ông ấy và gia đình. Chúng tôi quyết định không công khai", LG nói trong một thông cáo. 

Trong 23 năm ông Koo giữ vị trí chủ tịch, tổng doanh thu của tập đoàn LG đã tăng gấp 5 lần lên 160 nghìn tỷ Won (148 tỷ USD) vào năm 2017 từ 30 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1994. Cũng trong thời gian đó, doanh thu của tập đoàn tại nước ngoài cũng tăng gấp 10 lần lên 110 nghìn tỷ Won.

"Chủ tịch Koo là người đã xây dựng nền móng cho việc kinh doanh toàn cầu của LG, trải dài từ sản xuất pin ôtô cho tới màn hình OLED, thiết bị viễn thông", ông Park Ju-gun, chủ tịch công ty nghiên cứu doanh nghiệp CEOScore, cho biết.

Dưới sự điều hành của ông Koo, nhà sản xuất gia dụng LG, bắt đầu sản xuất radio vào năm 1959, trở thành thương hiệu thuộc top 5 thế giới và mảng kinh doanh TV LCD của công ty đang cạnh tranh sát nút với Samsung Electronics. 

Ông Koo gia nhập mảng kinh doanh viễn thông vào cuối những năm 1990 và cũng mở rộng sang các lĩnh vực như sản xuất pin ôtô và năng lượng để tìm kiếm doanh thu mới. 

Công ty LG Chem đã phát triển trở nhà sản xuất pin ôtô hàng đầu, cung cấp sản phẩm cho các công ty như Ford Motor và Renault Năm 2015, LG Electronics cũng hợp tác để đồng phát triển xe điện với General Motors.

Ông Koo là thế hệ thứ 3 của gia đình điều hành nghiệp đoàn - còn được biết đến là chaebol ở Hàn Quốc, tiếp quản từ cha vào năm 1995. Ông là cháu trai lớn nhất của người đồng sáng lập tập đoàn LG Koo In-hwoi - người đã đặt nền móng cho công ty Lak Hui Chemical Industrial và bắt đầu sản xuất mỹ phẩm trước khi mở rộng sang sản xuất nhựa và hàng tiêu dùng như kem đánh răng. 

Ông có hai con gái và con trai Kwang-mo - người được nhận nuôi vào năm 2004.

"Gần như không có rủi ro nào trong kế hoạch chuyển giao quyền lực của LG khi mà tập đoàn này đã bổ nhiệm người kế nhiệm từ sớm và gia đình ông Koo hiện nắm giữ cổ phần lớn nhất tại tập đoàn", ông Park nói. "Người thừa kế của LG có thể sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch và để cho các giám đốc chuyên nghiệp điều hành các công ty". 

Tính tới 31/3, các thành viên gia đình Koo và hai tổ chức từ thiện của LG nắm giữ 46,7% cổ phần của LG Corp, công ty mẹ của LG Group.

Koo Kwang-mo gia nhập công ty LG Electronics vào năm 2006, có ảnh hưởng tại nhiều mảng kinh doanh như thiết bị gia dụng, giải trí tại nhà và chiến lược của tập đoàn. 

LG là chaebol lớn thứ 4 tại Hàn Quốc với tài sản 123 nghìn tỷ Won thông qua 70 công ty con. Rất nhiều chaebol khác tại Hàn Quốc, bao gồm cả tập đoàn Samsung, đang trải qua quá trình chuyển giao quyền lực sang thế hệ kế cận. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng được suôn sẻ khi gặp phải sự phản đối từ các nhà đầu tư lớn. 

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
6 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
4 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
15 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.