Chủ tịch HĐQT Nextech Nguyễn Hòa BìnhTại Toạ đàm Thúc đẩy triển khai cơ chế sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam sáng 7/11 do Báo Đầu tư tổ chức, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ những điểm nghẽn pháp lý Việt Nam với cơ chế này.
Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) nhận định Việt Nam tiếp tục chậm chạp trong việc hiện thực hóa sandbox.
Theo ông Đồng, trong khu vực Đông Nam Á, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều đã thực hiện chơ chế thử nghiệm pháp lý, duy chỉ còn Việt Nam vẫn đang bị bỏ lại phía sau vì vẫn tiếp tục "bàn" nhưng chưa thấy kết quả. Điều này khiến mục tiêu đưa "Việt nam trở thành quốc gia số và nền kinh tế số hàng đầu khu vực, và là nơi cho phép thử nghiệp các công nghệ và mô hình mới trong kinh tế số" ngày càng trở nên xa vời.
Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS)
Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Quang Đồng đề xuất Chính phủ cần thành lập ngay một Tổ công tác về sandbox với đầu mối là Bộ Thông tin và Truyền thông. Tổ công tác này có nhiệm vụ đệ trình Chính phủ Quy trình pháp lý và hướng dẫn thực thi "cơ chế thử nghiệp pháp lý" có các sản phẩm công nghệ đột phá hiện nay.
Ngoài ra, theo ông Đồng, một Văn phòng Quốc gia về sandbox nên được thành lập để chịu trách nhiệm về các chức năng như tiếp nhận hồ sơ đăng ký sandbox, cấp phép thực hiện và giám sát thực thi các hồ sơ được cấp phép thử nghiệm. Văn phòng này vừa đóng vai trò là đầu mối tiếp nhận thông tin và tư vấn ban đầu cho các startups, vừa giúp sàng lọc và hỗ trợ thông tin, và sau đó tiến tới giai đoạn nhận hồ sơ và cấp phép. Mô hình sandbox của Nhật Bản được ông Đồng đề xuất là một hình mất tốt và gần gũi với Việt Nam để hiện thực hóa "giấc mơ sandbox".
Ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ Công nghệ Thông tin nhận định, chuyển đổi số và khung thể chế thử nghiệp có kiểm soát là các nội dung quan trọng được đề cập chi tiết trong Nghị quyết 52. Đây là một công cụ quan trọng cần được nghiên cứu bởi tất cả các ngành, lĩnh vực để sẵn sàng triển khai nhằm hỗ trợ các mô hình đổi mới, sáng tạo mới cần thiết cho quá trình chuyển đổi số.
Là đại diện của doanh nghiệp công nghệ, ông Nguyễn Xuân Việt Bình, đến từ CTCP Công nghệ và Dịch vụ Moca cho biết doanh nghiệp luôn ủng hộ việc ban hành cơ chế sandbox trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech).
Điều này sẽ giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp fintech, tăng cường khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ ngân hàng và tài chính toàn diện, từ đó thúc đẩy xã hội hướng đến phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Chủ tịch HĐQT Nextech Nguyễn Hòa Bình cũng có phần chia sẻ về sandbox và những hạn chế mà nhưng startup công nghệ như FastGo đang phải đối mặt do việc thiếu cơ chế pháp lý thí điểm.
Ông Bình đề cập đến 5 hệ lụy của việc chậm triển khai sandbox tại Việt Nam. Thứ nhất là gây cản trở sáng tạo. Sự sáng tạo sẽ không có nếu không thể dùng khung pháp lý truyền thống để áp dụng cho mô hình kinh doanh mới.
Chủ tịch HĐQT Nextech Nguyễn Hòa Bình
Thứ hai là gây lãng phí xã hội khi thiếu những cơ chế cụ thể giúp các hoạt động được triển khai nhanh chóng, thuận tiện hơn thông qua các mô hình điện tử.
Thứ ba, nếu không có cơ chế pháp lý, thì ngoài lãng phí còn giây bất ổn đến xã hội. Thứ tư là thất thu cho quốc gia. Nếu không có cơ chế thí điểm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, thì các doanh nghiệp sẽ tìm đến các kênh khác như thanh toán chui, thanh toán lậu... dẫn đến thất thu trong nước.
Cuối cùng, theo ông, nếu không có một cơ chế cụ thể cũng dễ dẫn đến cản trợ trong hoạt động đầu tư.
Ông Bình hi vọng Chỉnh phủ sẽ sớm có sự ủng hộ sandbox "không phải chỉ bằng lời nói, mà phải bằng văn bản", và "không dùng khung pháp lý truyền thống để quản lý ý tưởng kinh doanh mới" để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp startups.