Theo người đứng đầu Raito, thị trường xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực hạ tầng ngầm sẽ có rất nhiều tiềm năng trong trung và dài hạn tại Việt Nam. Cả Raito và FECON đều là những doanh nghiệp có kinh nghiệm, thế mạnh trong lĩnh vực này nên việc hợp tác chiến lược là rất tốt. Việc ký kết đối tác toàn diện vào 12/4 chính là kết quả hai bên đã làm ăn với nhau ở một vài dự án đơn lẻ trong 3 năm qua.
Thế mạnh của Raito là doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật trong lĩnh vực thi công cải tạo nền móng và bảo vệ mái dốc. Tức là không phải công ty tổng thầu xây dựng mà chuyên sâu về mảng xây dựng đặc thù.
Công ty tự nghiên cứu phát triển các công nghệ và máy thi công dành riêng cho lĩnh vực này. Năm 2018, doanh thu hợp nhất là 910 triệu USD tương đương 20.854 tỉ đồng, lợi nhuận từ HĐKD hợp nhất là 81 triệu USD tương đương 1.856 tỉ đồng.
Ông có thể chia sẻ về tham vọng của tập đoàn Raito tại thị trường Việt Nam?
Tôi nghĩ thị trường VN là một thị trường có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tôi đặc biệt kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng cao của lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Đối với RAITO, chúng tôi chú trọng các dự án hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, hạ tầng liên quan đến cống ngầm, nhiệt điện và năng lượng.
Hiện nay cũng có một chút lo lắng về tình trạng chậm tiến độ do vấn đề nợ công chính phủ, nhưng tôi nghĩ tình trạng này sẽ sớm được giải quyết và thị trường hạ tầng của VN trong trung dài hạn chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh.
Vậy ông đánh giá và nhận định ra sao về thị trường xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới?
Mặc dù cũng có lúc do ảnh hưởng kinh tế thế giới và các vấn đề nợ công của Chính phủ VN thị trường xây dựng cũng sẽ bị tạm ngưng trệ, nhưng phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển của Việt Nam, Do đó, chúng tôi cho rằng vẫn có thể kỳ vọng vào tỉ lệ tăng trưởng cao trong trung dài hạn. Tỉ lệ tăng trưởng khoảng 7~10%.
Thị trường VN đang đóng góp bao nhiêu % doanh thu cho RAITO ở Nhật? Tập đoàn kỳ vọng sẽ gia tăng tỷ lệ doanh thu này như thế nào trong tương lai ngắn?
Đóng góp của thị trường VN đối với RAITO tại Nhật hiện nay chưa đến 1%, nhưng tôi kỳ vọng trong trung dài hạn tỉ lệ này sẽ tăng. Nếu nói tỷ lệ kỳ vọng trong trung dài hạn là bao nhiêu thì chúng tôi đặt mục tiêu khoảng 3~4%.
RAITO cùng với FECON thành lập công ty liên doanh RFI vào tháng 9 năm 2016, với lĩnh vực hoạt động chính là thi công cải tạo nền đất bằng công nghệ Jet grout (khoan phụt vữa) và Chemical grout (khoan phụt vữa hóa chất). Những dự án chính đã tham gia thi công đến nay gồm có: dự án đường sắt đô thị TPHCM tuyến số 1, dự án cải tạo môi trường nước (gói G: xây dựng hệ thống cống bao gom nước thải ngầm), công trình mở rộng nhà máy phát điện Duyên Hải, công trình phát triển Nam Hội An giai đoạn 1 (KS & Vila Rosewood), công trình xây nhà máy thép mới của Hòa Phát. Ngoài ra, chúng tôi cũng dự kiến thi công công trình cải tạo nền đất cho dự án đường sắt đô thị tuyến số 2.
Vì sao Raito lại tham gia đầu tư vào FECON?
RAITO và FECON đã có hơn 5 năm gắn bó, qua 4 năm cùng nhau vận hành các dự án, chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau một cách mạnh mẽ. Đó chính là lý do lớn nhất khiến chúng tôi quyết định tiến đến hợp tác toàn diện, trong đó bao gồm đầu tư vào FECON.
Hơn nữa, để triển khai kinh doanh các mảng như cải tạo nền đất và bảo vệ mái dốc sử dụng các công nghệ mà RAITO đã tích lũy cho đến nay, tôi nghĩ rằng chúng tôi không nên tự thực hiện một mình, mà nên kết hợp thực hiện với một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cải tạo nền móng, hạ tầng như FECON là tốt nhất. Hơn nữa, FECON và RAITO cũng muốn hợp tác để cùng xâm nhập vào thị trường các nước lân cận Việt Nam.
Lĩnh vực đường sắt ngầm đô thị và cống ngầm mà FECON muốn khai thác có thể ứng dụng nhiều kỹ thuật về cải tạo nền đất mà công ty chúng tôi sở hữu, và cũng là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn. Hơn nữa, các lĩnh vực mà FECON đang tham gia như thi công cũng có thể sử dụng công nghệ mà chúng tôi sở hữu để cải tạo nền đất.
RAITO đã có quan hệ đối tác như thế nào với FECON?
RAITO và FECON bắt đầu cùng nhau thi công tại gói 1B dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 tại TPHCM từ tháng 2 năm 2015, sau đó cùng thành lập công ty LD RFI vào tháng 9/2016 (với tỉ lệ vốn góp RAITO 51%, FECON 49%) hoạt động kinh doanh lấy trọng tâm là các công trình cải tạo nền đất.
Nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác từ trước đến nay, hai bên đã nâng lên hợp tác toàn diện trong đó có góp vốn trong lần hợp tác này. Cụ thể là, hai bên cùng coi nhau là đối tác chiến lược, mở rộng phạm vi hợp tác trong hoạt động kinh doanh, đống thời RAITO cũng góp vốn (mua cổ phần) vào công ty con của FECON là FCU. Ngoài ra, về phạm vi hợp tác trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh mảng thi công sử dụng công nghệ cải tạo nền móng sẽ mở rộng sang mảng công nghệ bảo vệ mái dốc.
Với Công ty công trình ngầm, tại sao RAITO lại muốn sở hữu trực tiếp 36% vốn, đặc thù của công ty này là gì và định hướng của tập đoàn khi đầu tư vào?
Trong các dự án tàu điện ngầm và cống ngầm mà sắp tới FCU sẽ thực hiện thì khối lượng công việc cải tạo nền đất là rất lớn, và lĩnh vực này có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực kinh doanh chủ lực của RAITO. Do đó, chúng tôi sở hữu 36% vốn góp tại FCU nhằm mục đích hỗ trợ về mặt vốn cho sự thành công của mảng kinh doanh này.
Tại sao RAITO vẫn muốn mua lại cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của FECON?
Về việc mua lại cổ phần, lý do là vì từ trước đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên chỉ giới hạn ở một phần của mảng cải tạo nền đất, do đó để mở rộng phạm vi hợp tác này, chúng tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của FECON trong tương lai về mặt vốn trên tinh thần hợp tác toàn diện..