Chủ tịch Trần Trọng Kiên: Trạng thái bình thường trong ngành du lịch Việt Nam chỉ là tạm thời!

02/08/2020 14:06
Mới đây, trong buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Đã đến lúc ngành du lịch tìm được hướng đi trong trạng thái bình thường mới?", Chủ tịch HĐQT CTCP Du lịch Thiên Minh (TMG), ông Trần Trọng Kiên đã nhấn mạnh trạng thái bình thường mới là một cơ hội để doanh nghiệp trong ngành du lịch Việt Nam có thể đa dạng hoá cấu trúc hơn. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định đây chỉ là hướng đi tạm thời.

Ông Trần Trọng Kiên được xem là người đi tiên phong trong việc đưa các họat động du lịch mạo hiểm vào 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia. Theo ông, ngành du lịch Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong nền kinh tế. Năm 2019, đóng góp trực tiếp của ngành du lịch ước đạt 8,39% GDP của cả nước, tạo khoảng 4 triệu công ăn việc làm trong ngành.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam đã trở nên nặng nề hơn rất nhiều so với những ước tính trước đó. Trong những tháng vừa qua, tỷ lệ khách nội địa đã có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, sau làn sóng đại dịch thứ hai vừa rồi, lượng khách đặt tour và phòng đã quay về bằng không, tương tự như tình trạng hồi tháng 4.

Ông Kiên cho biết, với tình hình hiện tại, lượng khách nội địa chắc sẽ giảm hơn 50 triệu so với số lượng khác hồi năm ngoái. Ước tính doanh thu ngành du lịch năm nay sẽ giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời, nhiều lao động cũng đang phải đối mặt với tình trạng mất việc làm. Vào thời điểm hiện tại, thu nhập trong ngành đã giảm 80%, với khoảng 2 triệu người dân mất hoàn toàn việc làm.

Ông Kiên cũng nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của ngành du lịch trong bối cảnh hiện tại cực kỳ là nghiêm trọng. Trong 6 tháng nữa, biên giới các nước cũng sẽ khó để mở cửa, suy thoái kinh tế sẽ là điều đương nhiên.

Tái cấu trúc ngành du lịch tại Việt Nam

Khi được hỏi về với tình hình hiện tại, trong hai môi hình: cao cấp và dân dã, mô hình nào có thể phát huy được tối đa nguồn lực của Việt Nam, Chủ tịch TMG cho rằng không thể chọn chỉ một trong hai mà phải tập trung vào cả hai.

Ông Kiên giải thích, tiềm năng để ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững cũng như tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài, tăng năng suất lao động là rất cao so với các nước trong khu vực.

Thời điểm hiện tại, năng suất lao động của ngành du lịch của Việt Nam đang rất là thấp so với các quốc gia trong khu vực, chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan. Vì vậy, tăng năng suất lao động là việc rất quan trọng.

Theo ông Kiên, định hướng về phát triển bền vững là gốc rễ của sự phồn thịnh trong cộng đồng. Khi đó, những sản phẩm du lịch sẽ tạo ra giá trị cao, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của thị trường hơn.

Lựa chọn giữa đầu tư vào sản phẩm cao cấp hay trung bình hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí địa lý, môi trường cũng như khả năng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực của mỗi địa phường. Vì vậy ông cho rằng Việt Nam cần đầu tư vào cả hai mô hình, đặc biệt tập trung ưu tiên các sản phẩm có tính bền vững.

Cơ hội gì cho ngành du lịch Việt Nam trong trạng thái 'bình thường mới'?

Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch Trần Trọng Kiên cho rằng hiện tại, biên giới các nước vẫn đang đóng cửa và người dân chỉ có thể chọn những địa điểm nội địa, an toàn và gần nơi mình sinh sống hơn.

Trạng thái bình thường mới đối với ngành du lịch đó là chú trọng phát triển du lịch nội địa. Hiện nay, Chính phủ đã đặt ra những giải pháp kích cầu du lịch. Thêm vào đó, nhu cầu du lịch của người dân đã bị kìm nén trong mội thời gian dài. Do vậy, thị trường nội địa đang đóng góp một vai trò rất lớn đối với ngành du lịch.

Tuy nhiên, ông Kiên cũng nhấn mạnh đây chỉ là một hướng đi tạm thời. Mặc dù khách du lịch nội địa Việt Nam đang tăng rất nhanh, đạt mức đến 28% nhưng năm ngoái, tổng doanh thu từ du lịch quốc tế đóng góp 55% trong thị trường du lịch.

Ông Kiên nói: "Thị trường nội địa thực sự rất quan trọng cho thị trường Việt Nam và đang có sự tăng trưởng ổn định trong thời gian qua. Thị trường nội địa là một nền tảng quan trọng giúp cho ngành du lịch có thể tồn tại và giữ công ăn việc làm của nhiều lao động. Tuy nhiên, du lịch của Việt Nam không thể nào phát triển thiếu du lịch quốc tế".

Lý giải về điều này, ông cho rằng Việt Nam có rất nhiều lợi thế cạnh tranh như thiên nhiên, văn hoá, chính trị... Đây là những yếu tố giúp Việt Nam có thể cạnh tranh và phát triển du lịch quốc tế trong thời gian tới, vượt hoặc ngang mức so với Thái Lan, là đối thủ thực sự quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

Chủ tịch Trần Trọng Kiên cũng đề cập đến những ưu tiên của Việt Nam.

Thứ nhất đó là ưu tiên về hạ tầng giao thông, hạ tầng hàng không. Tiếp theo là chính sách mở cửa của Việt Nam nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam gần như đang thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Vấn đề miễn thi thực là cực kỳ quan trọng, điển hình như đối với các thị trường quan trọng như Úc và Canada.

Thứ ba đó và vấn đề về môi trường. Việt Nam cần can thiệp, cam kết cao để đảm bảo môi trường xanh sạch và chất lượng môi trường nói chung, chất lượng không khí của Việt Nam đối với người dân và khách du lịch.

Yếu tố tiếp theo mà ông Kiên chỉ ra đó là các chính sách quảng bá. Mặc dù các sản phẩm du lịch của Việt Nam rất tốt, nhưng các chính sách quảng bá vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Đồng thời, sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện đang là các sản phẩm du lịch trải nghiệm. Do vậy, số lượng khách du lịch quay lại sẽ ít hơn so với mô hình du lịch nghỉ dưỡng.

Mảng du lịch nghỉ dưỡng đang phát triển tại khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc…Nếu Việt Nam bắt đầu tập trung phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng thì số lượng khách du lịch quay lại thường xuyên sẽ nhiều hơn.

Cuối cùng, Việt Nam cần đầu tư thêm vào các nền tảng số. Nếu như vậy, đến 2022, Việt Nam sẽ có cơ hội để vượt qua Thái Lan. Nếu đầu tư từ bây giờ, Việt Nam có thể tạo dựng các kết nối tốt hơn đến thị trường quốc tế.

"Khó khăn chính là động lực cho chúng ta đoàn kết hơn", ông Kiên kết luận.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
4 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
4 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
5 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
5 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
6 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Giá giảm 'sốc', nhiều khách mua vẫn thất vọng với Black Friday
6 giờ trước
Nhiều người TP.HCM háo hức đi “săn” hàng giảm giá dịp Black Friday nhưng lại thất vọng đi về vì sản phẩm không được như kỳ vọng.
Loạt xe cán mốc doanh số 10.000 chiếc nhanh nhất thị trường Việt: Corolla Cross bị chê giá cao vẫn chốt đơn ầm ầm, Seltos 'hất' Kona lại bị Creta, Xforce qua mặt
8 giờ trước
Việc bán được 10.000 xe là chỉ số quan trọng quyết định tương lai của mẫu xe đó ở Việt Nam.
Honda đưa siêu phẩm côn tay mạnh bậc nhất phân khúc về thị trường 'hàng xóm' Việt Nam: Thiết kế hầm hố, nâng cấp loạt trang bị xịn xò
8 giờ trước
Tân binh côn tay của Honda sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ.
[Trên Ghế 44] Lên số nào xuống số đó, nhớ taluy dương và những điều cần biết khi đổ đèo
9 giờ trước
Khi đi đường đèo núi, người lái cần nhớ những quy tắc căn bản như lên số nào xuống số đó, không rà phanh liên tục, xác định phía taluy dương… đặc biệt tuân thủ đúng luật giao thông khi cần đi đúng làn đường của mình.