Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Biến chủng Omicron có nguy cơ đe dọa thành quả phòng chống dịch

08/12/2021 17:56
Chiều 8/12, HĐND TPHCM tiếp tục kỳ họp thứ 4 với phiên chất vấn Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi. Đây là lần đầu tiên ông Phan Văn Mãi trả lời chất vấn kể từ khi nhậm chức hôm 24/8.

Biến chủng mới có nguy cơ đe dọa thành quả phòng chống dịch

Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch TP HCM cho biết, năm 2021, TP HCM thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh chịu tác động nghiêm trọng của Covid-19. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, toàn bộ hệ thống chính trị thành phố hầu như tập trung toàn lực chống dịch, hầu hết hoạt động kinh tế phải tạm dừng.

Kết quả, tốc độ phát triển kinh tế thành phố quý 3 giảm 24% so với cùng kỳ, kéo tăng trưởng cả năm xuống âm 6,7%, thấp nhất 35 năm qua.

"Việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội do HĐND thành phố đặt ra từ đầu năm gặp nhiều khó khăn, nhiều chi tiêu không thể hoàn thành", ông Mãi cho hay.

Tuy nhiên, với sự chung sức, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, chính quyền, sự giúp đỡ của trung ương, các địa phương thành phố đã từng bước kiểm soát được dịch, từng bước khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội...

Lãnh đạo UBND thành phố cho biết, từ quý 4, thành phố mở cửa dần kinh tế. Song, thành phố vẫn đang chịu áp lực nguy cơ cao bùng phát dịch trở lại. Tăng trưởng kinh tế quý 4 vẫn chưa lấy lại đà phục hồi, một số hoạt động dịch vụ phải cân nhắc, chưa thể mở cửa trở lại.

Đáng chú ý, ông Phan Văn Mãi nhận định, sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 mới có nguy cơ đe dọa thành quả phòng chống dịch. Do đó, TPHCM đang giám sát chặt chẽ, chủ động kiểm soát dịch, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập, lây lan của biến chủng mới.

"Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đòi hỏi chúng ta không được lơ là, chủ quan, cần tiếp tục đề cao cảnh giác, thực hiện hài hòa giữa các biện pháp phòng chống dịch và phục hồi kinh tế", ông Mãi nói.

An sinh xã hội chưa tròn với bà con

Tại buổi chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Việt Tú đặt câu hỏi, khi dịch bùng phát, các lực lượng đã làm hết lòng, hết mình, nhưng có vấn đề "chưa tròn" như mong muốn. Vậy thành phố đã rút ra bài học kinh nghiệm gì để tránh những hạn chế, nhất là vấn đề giải quyết an sinh như thời gian qua nếu không may dịch bùng phát trở lại?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, ông Phan Văn Mãi cho biết, từ lần đầu, khi thực hiện giãn cách, đời sống bà con rất khó khăn, thành phố đã có chính sách hỗ trợ bà con gặp khó khăn từ rất sớm. Nhưng khi bàn xong chính sách và cấp phát thì số lượng người khó khăn ngày càng tăng.

"Đây là vấn đề lớn, thành phố đã làm nhiều nhưng đến nay vẫn chưa tròn với bà con TP.HCM", Chủ tịch TP HCM chia sẻ. 

Đến khi dịch ở giai đoạn cao điểm, lượng người gặp khó khăn rất nhiều, lúc này, TPHCM bị động, lúng túng trong xác định đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ... Việc này gây nhiều khó khăn cho cơ sở trong tổ chức thực hiện. Đến nay, ông Mãi chia sẻ, vẫn còn bà con còn thắc mắc về việc có người chưa được lập danh sách, cách hỗ trợ với hình thức khác nhau…

"Dịch bệnh nhanh, khó lường, chúng ta chưa chuẩn bị kịch bản an sinh xã hội nên bị động, lúng túng. Do đó, quá trình thực hiện còn hạn chế", Chủ tịch TP.HCM thừa nhận.

Trước tình hình đó, ông Mãi cho biết, thời gian tới, TPHCM sẽ bố trí đủ ngân sách để thực hiện các gói đã ban hành. Các ngành chức năng thành phố và quận, huyện sẽ tiếp tục rà soát để cấp phát cho người dân nhằm đảm bảo trường hợp khó khăn tiếp cận được gói an sinh, giúp bà con phần nào giải quyết được khó khăn.

"Mức hỗ trợ chưa nhiều nhưng là tình cảm, tấm lòng, sự chăm lo của TPHCM", ông nói.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
11 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
15 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
16 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
17 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.