Chủ tịch WEF: "Cách mạng 4.0 không phải là để con người trở thành nô lệ của robot và AI"

11/09/2018 11:47
Theo ông Klaus Schwab, CMCN 4.0 không chỉ thay đổi các mô hình kinh doanh và cách thức chúng ta cạnh tranh mà còn thay đổi toàn bộ nền kinh tế, xã hội.

Sáng nay, trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế thế giới về Asean 2018 đã diễn ra diễn đàn mở với chủ đề "Asean 4.0 cho tất cả mọi người?” bàn về tiềm năng, cơ hội và những thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đem lại cho khu vực Đông Nam Á cũng như vai trò của các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong việc xây dựng nền kinh tế tăng trưởng bền vững và toàn diện tại khu vực này.

Mở đầu sự kiện, ông Klaus Schwab, nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới, đã có bài phát biểu nêu ra những quan điểm rất đáng chú ý về cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự kiện phát minh ra đầu máy hơi nc, lần thứ hai là điện năng và các dây chuyền sản xuất hàng loạt, CMCN lần thứ 3 là những sáng tạo về máy tính, và chúng ta đang bước vào cuộc thứ 4. Ông Schwab đặt câu hỏi vậy thì cuộc cách mạng này khác biệt như thế nào?

"CMCN lần thứ tư không chỉ là thời đại số như CMCN lần 3 đã mở ra mà là cuộc cách mạng rộng lớn và phức tạp hơn bao gồm rất nhiều công nghệ mới AI, IOT, drones, máy móc chính xác... như tôi đã liệt kê trong cuốn sách viết về CMCN lần thứ 4 của mình", ông nói.

Chủ tịch WEF: Cách mạng 4.0 không phải là để con người trở thành nô lệ của robot và AI - Ảnh 1.

Các công nghệ mới sẽ định hình lại không chỉ cách chúng ta sản xuất, tiêu dùng, giao tiếp mà cả cách chúng ta sống. Nó không chỉ ảnh hưởng cách chúng ta sống mà còn ảnh hưởng đến cả việc chúng ta là ai.

Sự khác biệt còn nằm ở tốc độ. "Khi tôi nghĩ ra khái niệm 4.0 tôi cũng là 1 kỹ sư, tôi bắt đầu nhìn kỹ hơn nội hàm của nó và nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta. Có rất nhiều công nghệ như blockchain hay xe tự lái chỉ mới 3 năm trước đây chỉ là câu chuyện giả tưởng nhưng ngày nay chúng đã trở thành hiện thực".

Vì thế CMCN 4.0 không chỉ thay đổi các mô hình kinh doanh và cách thức chúng ta cạnh tranh mà còn thay đổi toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Trong tương lai các nước thành công với 4.0 là những nước có thể tận dụng và nắm bắt ưu thế mà cuộc cách mạng này mang lại".

Vậy làm sao để chuẩn bị cho 4.0? Điều kiện đầu tiên để thành công là nhận thức được điều gì đang diễn ra, điều gì là quan trọng. "Và tôi rất vui khi sáng nay chúng ta có 1 phiên thảo luận gồm những người đang có thể nói là định hình cuộc cách mạng này", ông nói.

Thứ 2, chúng ta phải tận dụng các nguồn lực, bằng các chính sách, quan trọng nhất là tạo ra 1 xã hội mang đậm tinh thần doanh nhân, cởi mở với sự thay đổi,. Nhiều ng nói rằng cuộc cách mạng này cướp đi việc làm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy cơ hội từ nó bằng cách chuẩn bị đúng lúc để thích nghi và có những kỹ năng mới.

Ông Schwab chia sẻ rất vui mừng vì sự kiện Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN lần này diễn ra tại Việt Nam chúng ta có sự góp mặt của các startup – nhóm các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế của mỗi quốc gia, là động lực của các công nghệ mới. WEF cũng đang hợp tác trong nhiều dự án đảm bảo các startup có thể trao đổi ý tưởng sáng tạo, tương tác với nhau hiệu quả hơn.

Một yếu tố quan trọng khác của 4.0 là đảm bảo cuộc sống của người lao động, chúng ta không muốn trở thành nô lệ của robot, của AI, chúng ta muốn làm chủ công nghệ vì thế phải chuẩn bị tốt các kỹ năng để đảm bảo công nghệ lấy con người làm trung tâm, công nghệ phục vụ con người.


Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
7 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
10 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
13 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
16 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.