Chưa bao giờ thế giới 'đói' chip đến thế

19/03/2021 15:55
Sẽ phải mất nhiều tuần, thậm chí đơn vị năm để giải quyết cơn khát chip của toàn thị trường hiện nay.

Thế giới đang trải qua cơn khủng hoảng chip trầm trọng vì hàng loạt vấn đề gối nhau xuất hiện: đại dịch, các cuộc chiến thương mại, cháy, hạn hán và bão tuyết. Bất chấp việc doanh thu từ chip đạt mức kỷ lục 40 tỷ USD trong 1 tháng, lượng sản xuất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Chip hiện có mặt trên mọi thứ, từ đồng hồ, tủ lạnh, cho đến cả trăm con chip trên ô tô.

Khủng hoảng chip do đâu?

Covid-19 ban đầu khiến doanh số các hãng xe giảm 50% bởi người dân hạn chế đi lại và thắt chặt chi tiêu. Để phản ứng lại, các hãng xe cắt giảm sản xuất, đồng nghĩa cắt giảm các đơn hàng linh kiện, bao gồm một lượng lớn các con chip máy tính. Ô tô hiện đại cần một lượng chip cực lớn để điều khiển mọi thứ, từ phanh cho đến quản lý động cơ. Theo hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, số lượng xe bị cắt giảm sản xuất trong quý I/2021 là 672.000 chiếc.

Chưa bao giờ thế giới đói chip đến thế - Ảnh 1.

Bên trong nhà máy sản xuất chip của công ty Globalfoundries (Đức).

Trong khi đó, nhu cầu cho các thiết bị làm việc tại nhà như laptop, smartphone lại tăng mạnh. Các loại máy chơi game cũng tương tự.

Do đó, các hãng cung ứng chip nhanh chóng dịch chuyển từ sản xuất linh kiện ô tô sang smartphone, laptop. Trên thực tế, lượng sản xuất chip toàn cầu đang cao hơn bao giờ hết. Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) cho biết doanh số chip trong tháng 1/2021 đạt 40 tỷ USD, tăng 13,2% so với một năm trước đó.

Đến nay, khi các hãng xe rục rịch đẩy mạnh sản xuất trở lại, tình trạng khủng hoảng chip lập tức trầm trọng. Các nhà sản xuất đang phải tranh giành nhau cho những đơn hàng chip để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn.

Chìm trong bế tắc

Trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều công ty có xu hướng vận hành cầm chừng để tiết kiệm chi phí và giờ, họ bỗng dưng khôi phục sản xuất. Các chuỗi cung ứng lập tức bị quá tải và không ai biết phải giải quyết ra sao. Một nhà sản xuất chip nói với Washington Post lãnh đạo một hãng ô tô đã nhắn nhủ ông ta: "Anh đang giết tôi. Anh cần sản xuất nhiều hơn".

Chưa bao giờ thế giới đói chip đến thế - Ảnh 2.

Một số hãng sản xuất ô tô bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng chip.

Tuy nhiên, các nhà máy bán dẫn có công suất hạn chế, trong khi xây dựng những nhà máy mới cần số tiền đầu tư khổng lồ và vài năm xây dựng. Họ cũng có xu hướng tập trung sản xuất chip cho smartphone và tablet nhiều hơn các công nghệ cũ sử dụng trên ô tô – vốn đem lại lợi nhuận thấp hơn.

Đã khốn còn thêm khó

Về cơ bản, hàng loạt tin xấu bất ngờ xuất hiện với ngành công nghiệp bán dẫn đúng vào thời điểm cam go nhất. Hầu hết nguồn cung chip máy tính đến từ Đài Loan, do một công ty có tên TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) sản xuất (chiếm 50% sản lượng toàn cầu).

Đại dịch, chiến tranh thương mại khiến các cường quốc thế giới phải nghĩ lại. Trung Quốc đang muốn xây dựng dây chuyền sản xuất riêng. Mỹ cũng làm điều tương tự. Họ yêu cầu TSMC xây một nhà máy chip 12 tỷ USD tại Mỹ. Quốc gia nào cũng muốn đảm bảo nguồn cung của riêng mình. Cuộc khủng hoảng hiện nay khiến nhu cầu đó càng lớn mạnh.

Thời tiết cũng không ủng hộ các nhà sản xuất chip. Các công đoạn sản xuất chip cần rất nhiều nước. Không may là Đài Loan đang đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng. TSMC cần khoảng 156.000 tấn nước mỗi ngày. Hạn hán khiến họ phải dùng xe tải để chở nước từ rất xa về nhà máy. Chưa hết, một vụ cháy diễn ra tại Nhật Bản hồi tháng 10, cùng với trận lạnh lịch sử tại Texas của Mỹ cũng khiến các nhà máy nơi đây dừng hoạt động.

Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng gì đến chúng ta?

Nó chỉ ảnh hưởng nếu bạn muốn mua sản phẩm nào đó có gắn một con chip. Đáng buồn là hiện nay bất cứ sản phẩm nào ở ngôi nhà của bạn đều gắn chip.

Tuy nhiên, nếu sở hữu cổ phiếu của một công ty sản xuất chip nào đó thì xin chúc mừng. Giá chip và cổ phiếu của các công ty sản xuất chip đều tăng vọt trong giai đoạn vừa qua.

Nhà sản xuất nào bị ảnh hưởng?

Các nhà sản xuất ô tô như Ford, Toyota, Volkswagen đều phải cắt giảm sản xuất trong vài tháng qua vì không tìm đủ nguồn cung cấp chip cho ô tô. Sony cũng không vui vẻ gì khi nhu cầu cho máy chơi game PS5 của họ quá lớn, trong khi nguồn cung chỉ có hạn. Microsoft phải cắt giảm sản xuất dòng máy chơi gaem Xbox Series X trong khi Samsung cân nhắc trì hoãn ra mắt dòng sản phẩm điện thoại Galaxy Note.

Cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu?

Chưa bao giờ thế giới đói chip đến thế - Ảnh 3.

Sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết cuộc khủng hoảng chip hiện tại.

Các nhà phân tích tin rằng sẽ phải mất 1 năm để các nhà sản xuất trở lại đường ray, và thêm 6 tháng để đạt trạng thái bình thường.

Một vài dữ liệu khác chỉ ra ngành công nghiệp chip đã đạt trạng thái sản xuất tối đa trong nhiều năm qua, đồng nghĩa họ khó có thể đẩy sản lượng cao hơn nữa trong thời gian ngắn. Trên thực tế, nạn "đói chip" đã xảy ra vài lần trước đây, thường là do thảm hoạ hoặc do các nhà máy cần nâng cấp dây chuyền.

Dù muốn, sẽ phải mất rất nhiều thời gian để giải quyết cơn khủng hoảng này. Họ cần 26 tuần để tạo ra một con chip và hơn 1.000 công đoạn để hoàn thiện sản phẩm.

Nguồn tham khảo: News Scientist


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
17 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
30 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

2.58 %

+ 7.62

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.196.905 VNĐ / tấn

984.75 UScents / bu

0.72 %

+ 7.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.189.661 VNĐ / tấn

292.30 USD / ust

1.00 %

+ 2.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
21 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
22 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
23 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
1 ngày trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.