Chưa dứt khỏi DongABank, nữ đại gia buôn vàng vẫn kiếm đậm

Doanh nghiệp của nữ đại gia kim tiền số 1 Việt Nam tăng trưởng mạnh và cổ phiếu hướng tới đỉnh lịch sử sau một cú bẻ lái ngoạn mục và thoát khỏi mảng tài chính và bất động sản.

Doanh nghiệp của nữ đại gia kim tiền số 1 Việt Nam tăng trưởng mạnh và cổ phiếu hướng tới đỉnh lịch sử sau một cú bẻ lái ngoạn mục và thoát khỏi mảng tài chính và bất động sản.

 

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận của bà Cao Thị Ngọc Dung vừa công bố báo cáo hoạt động kinh doanh 2 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt hơn 5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 380 tỷ đồng 11,2%.

Sự tăng trưởng ấn tượng ngay trong mùa Covid là nhờ doanh thu mảng bán lẻ vàng miếng và vàng trang sức dịp Tết nguyên đán, ngày lễ Thần Tài và ngày lễ Valentine. 

Điều này giúp cổ phiếu PNJ tiếp tục đà tăng đã có trong vòng một năm qua. Cổ phiếu tăng từ mức khoảng 45.000 đồng/cp lên 84.000 đồng/cp như hiện tại.

Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận tiếp tục bứt phá cho dù vẫn còn vướng mắc một khối tiền lớn gần 400 tỷ đồng trong khoản đầu tư tại Ngân hàng DongABank (của ông Trần Phương Bình, nguyên chủ tịch và là chồng bà Cao Thị Ngọc Dung).

Tại thời điểm năm 1992, PNJ là một trong những cổ đông sáng lập của DongA Bank với tỷ lệ sở hữu 40% vốn ngân hàng này. Bà Dung - Chủ tịch HĐQT PNJ, cũng từng là Chủ tịch HĐQT DongABank giai đoạn từ năm 1992 -1997.

DongABank đã suy sụp nghiêm trọng trong một thời gian dài và ông Trần Phương Bình đã bị tuyên phạt mức án chung thân vì hậu quả nghiêm trọng gây thất thoát hơn 3.600 tỷ đồng cho ngân hàng này.

Những sai phạm của lãnh đạo ngân hàng trước năm 2015 đã khiến DongABank lỗ lũy kế hơn 31 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 25 nghìn tỷ đồng, mà nguyên nhân chính là do ngân hàng cho vay theo chỉ đạo ông Trần Phương Bình mà không tuân thủ các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật và của nội bộ ngân hàng và do việc đảo nợ.

Chưa dứt khỏi DongABank, nữ đại gia buôn vàng vẫn kiếm đậm
Bà Cao Thị Ngọc Dung.

Sau khi DongABank rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt kể từ tháng 8/2015, PNJ đã trích lập dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư trên và tập trung vào hoạt động cốt lõi của mình.

Một bước ngoặt khác của PNJ là giai đoạn 2016 doanh nghiệp này mạnh dạn chuyển đổi, đẩy mạnh mô hình kinh doanh từ vàng miếng sang bán lẻ vàng trang sức. Giống như Thế Giới Di Động (MWG), doanh nghiệp của bà Dũng thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới bán lẻ với hàng trăm cửa hàng được mở mới trong vòng vài năm.

Gần đây, PNJ cũng nhảy vào lĩnh vực kiếm tiền nhanh - lĩnh vực cầm đồ. Hồi giữa tháng 1, Hội đồng Quản trị CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã thông qua việc góp vốn vào CTCP Người Bạn Vàng, chuỗi hệ thống cầm đồ được thành lập vào năm 2017. Đây là một doanh nghiệp chuyên nhận cầm đồ các sản phẩm trang sức, kim cương, thiết bị điện tử và các phụ kiện thời trang...

Trong vài năm gần đây, nhu cầu vàng miếng ngày càng giảm, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã không ngừng tìm hướng kinh doanh mới. Bên cạnh PNJ, Tập đoàn DOJI cũng có bước đi mới.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index giảm xuống dưới ngưỡng 1.190 điểm.

Theo BVSC, VN-Index dự báo có thể tiếp tục kiểm định vùng hỗ trợ 1.185-1.190 điểm trong phiên mới. Đây là vùng hỗ trợ có thể giúp thị trường hồi phục trở lại. Tuy nhiên, xu thế chung hiện tại của chỉ số trong tuần này theo đánh giá của BVSC vẫn là rất khó khăn để có thể chinh phục thành công vùng đỉnh lịch sử quanh 1.200 điểm. Thông tin đồn đoán về triển vọng kết quả kinh doanh quý I/2021 của các doanh nghiệp sẽ bắt đầu xuất hiện và có thể tạo ra sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong giai đoạn hiện tại.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/3, chỉ số VN-Index tăng 0,38 điểm lên 1.194,43 điểm; HNX-Index giảm 2,86 điểm xuống 274,84 điểm. Upcom-Index giảm 0,2 điểm xuống 81,28 điểm. Thanh khoản đạt 18,7 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
11 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
4 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
4 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
6 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.