Chưa từng có, khách sạn 5 sao bậc nhất Hà Nội chỉ 1 triệu/đêmicon

Các khách sạn giảm giá mạnh trong dịp Tết để có thêm khách trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh.

Các khách sạn giảm giá mạnh trong dịp Tết để có thêm khách trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh.

 

Tết âm lịch là giai đoạn các khách sạn vào mùa cao điểm kinh doanh. Trái ngược với cảnh tấp nập đón Tết như mọi năm, các khách sạn tại Hà Nội đang khá vắng vẻ, chỉ một vài nơi có khách. Mức giá phòng dịp Tết âm lịch cũng vì thế mà giảm khá mạnh.

Theo khảo sát của PV. VietNamNet, các trang đặt phòng online như Booking.com, Agoda.com... đang báo giá phòng khách sạn 4 đến 5 sao tại Hà Nội khá "mềm" vào kỳ nghỉ Tết.

Trên Booking.com, khách sạn Hanoi Paradise Center giảm từ 7 triệu xuống còn 2,2 triệu/đêm trong giai đoạn Tết, đã bao gồm ăn sáng. Tương tự, Rising Dragon Palace Hotel trong khu vực phố cổ giảm từ trên 5 triệu xuống còn 2 triệu đồng/đêm. Imperial Hotel & Spa từ 6,2 triệu xuống còn 2,7 triệu đồng/đêm. Hanoi Lullaby Hotel có giá từ 6,2 triệu giảm xuống còn hơn 2 triệu đồng/đêm.

Chưa từng có, khách sạn 5 sao bậc nhất Hà Nội chỉ 1 triệu/đêm
Giá phòng khách sạn 5 sao tương đối rẻ

Trang Agoda.com cũng báo giá rất "mềm”. Đơn cử khách sạn 5 sao Sheraton Hanoi Hotel có mức giá 2,2 triệu đồng/đêm. Khách sạn Daewoo giá trên 1 triệu đồng/đêm, mức giá giảm tới 82%. Các khách sạn 4 sao trở xuống có mức giá thấp hơn chưa tới 5 triệu đồng/đêm. Thậm chí có khách sạn chỉ chào giá hơn 100.000 đồng/đêm trong dịp Tết.

Còn tại Mytour, giá khách sạn cũng tương đối rẻ. Khách Sạn Melia Hà Nội có giá 2,3 triệu đồng/đêm, giảm tới 44%. Khách Sạn Movenpick Hà Nội giảm 67% còn 1,3 triệu đồng/đêm. Một khách sạn khác là khách sạn Acoustic Hà Nội & Spa có giá chỉ 744.000 đồng, giảm tới 83%.

Quản lý một khách sạn cho biết dù doanh nghiệp của anh đã hoạt động trở lại được mấy tháng nhưng giờ lại có nguy cơ phải đóng cửa tiếp vì không có khách. Mặc cho giá phòng đã giảm hơn một nửa so với giá niêm yết nhưng vẫn không ai đến thuê.

Chỉ cách đây vài năm, vào thời điểm đỉnh cao của mùa du lịch, kinh doanh khách sạn ở các khu phố cổ Hà Nội được xem là ngành hái ra tiền, luôn kín phòng có du khách nước ngoài lưu trú. Những khu phố có khách sạn luôn đông nghịt người và hoạt động kinh doanh buôn bán, dịch vụ đi kèm nhộn nhịp cho đến 1-2 giờ sáng.

Tình trạng vắng vẻ, hoạt động không hiệu quả, nhiều khách sạn đã đóng cửa từ trước dịch. Sau khi có đợt dịch bùng phát, một khu nghỉ dưỡng 5 sao ở Hoà Bình thông báo đóng cửa cho tới qua Tết. Năm đầu tiên kể từ khi mở cửa, resort này lại đóng đúng dịp cao điểm. Chỉ cách đây 1 năm, lượng khách đặt vào dịp Tết chủ yếu là Việt kiều và người Hà Nội nên resort luôn trong tình trạng quá tải, từ chối nhận đặt phòng từ đầu tháng 12.

Dù đã cắt giảm chi phí, tạm đóng cửa song nhiều doanh nghiệp vẫn không thể kham nổi, buộc phải trả lại hoặc rao bán nhà với giá từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, năm 2020 là một khoảng thời gian khó khăn đối với ngành Du lịch Việt Nam với lượt khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm 78% và khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm hơn 34% so với năm trước.

Theo Savils Việt Nam, thị trường ghi nhận sự giảm mạnh cả về công suất thuê phòng và mức giá phòng trung bình ngày (ADR), ước tính doanh thu phòng tại một số khu vực giảm gần 70% so với năm 2019. Tại Hà Nội và TP.HCM, công suất phòng cho năm 2020 đạt lần lượt là 32% và 23%, giảm mạnh so với mức 80% và 72% vào năm 2019. Nhìn chung, mức công suất phòng tại thị trường Việt Nam giảm từ mức 62% đạt được trong năm 2019 xuống chỉ còn 24% vào năm 2020.

Chưa từng có, khách sạn 5 sao bậc nhất Hà Nội chỉ 1 triệu/đêm
Loạt khách sạn rao bán

Thêm một đòn giáng mạnh

Trải qua một năm khó khăn, hầu hết các khách sạn đã và đang thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Với doanh thu ở mức tối thiểu các Khách sạn phải tập trung cân đối các khoản chi phí để có thể đạt được điểm hòa vốn hoạt động. 

Sự bùng phát dịch bệnh gần đây ở hai địa phương Hải Dương và Quảng Ninh đã lại một lần nữa ảnh hưởng đến ngành du lịch cả nước. Các doanh nghiệp lữ hành và lưu trú đã có kinh nghiệm hơn trong việc ứng biến với các sự cố, tuy nhiên đợt bùng phát dịch ngay trước thời điểm Tết đã gây trở ngại không nhỏ khi tác động trực tiếp đến tâm lý khách du lịch. 

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, nhận xét, sự tái bùng phát dịch bệnh ngay lập tức tác động đến ngành du lịch nói chung và ngành dịch vụ khách sạn nói riêng, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ, một số khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội. Tác động từ dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng ở nơi bùng phát dịch mà ở gần như mọi nơi cần tiếp cận đến bằng đường hàng không. 

Trước khi dịch bệnh tái bùng phát, ngành khách sạn kỳ vọng sự gia tăng nhu cầu du lịch trong và sau Tết sẽ đem đến một bước khởi đầu tốt trong năm. Tuy nhiên, tình hình hiện tại đang ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại và du lịch trong những ngày gần đây.  

Trong bối cảnh này, một số hội nghị đã phải tạm dừng hoặc bị trì hoãn do lo ngại tình hình sẽ chuyển biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh MICE của các khách sạn thành phố khi giai đoạn này vốn dĩ là mùa cao điểm từ nhu cầu tổ chức sự kiện và hội nghị.

Nhận định về triển vọng phục hồi của ngành du lịch Việt Nam, ông Mauro Gasparotti cho rằng, thị trường năm 2021 dự kiến sẽ tương tự như năm 2020, ít nhất là cho đến khi các hoạt động du lịch quốc tế được khôi phục trở lại. 

Rao bán được xem là giải pháp cuối cùng để thu hồi vốn, song nhiều chủ khách sạn cũng thừa nhận việc này cũng rất khó. Bởi lẽ, ít nhà đầu tư nào dám mạo hiểm ôm cục nợ vào thời điểm này, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và thị trường du lịch vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Duy Anh

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
38 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
4 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
8 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
1 ngày trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.