Chuẩn bị chào sàn, TPBank có hấp dẫn nhà đầu tư?

05/04/2018 07:00
(Dân Việt) Giá tham chiếu của cổ phiếu TPB trong ngày giao dịch đầu tiên là 32.000 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá tham chiếu.

chuan bi chao san, tpbank co hap dan nha dau tu? hinh anh 1

TPBank sẽ chính thức "chào sàn" ngày 19.4 với giá 32.000 đồng/CP (Ảnh: IT)

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có thông báo về việc niêm yết và giao dịch đầu tiên cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Theo đó, 555 triệu cổ phiếu TPB có mệnh giá 10.000 đồng sẽ chính thức được giao dịch tại HoSE từ ngày 19.4. Tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt giá trị 5.550 tỷ đồng.

So găng giữa TPBank và các ngân hàng cùng... “chiếu”

Ở mức giá “chào sàn” 32.000 đồng/cổ phiếu, TPB được xếp hạng thứ 9 trong số 15 mã chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán về thị giá. Thậm chí, TPB còn cao gấp đôi so với các ngân hàng như: Sacombank (STB); LienvietPostBank (LPB), Eximbank (EIB), Bắc Á Bank (BAB); và cao gấp 3 so với các ngân hàng như KienlongBank (KLB), Ngân hàng Quốc dân (NVB)...

Tuy nhiên, nếu xét ở vùng giá 30.000 - 40.000 đồng/CP, TPB hiện đang được xem là “cùng chiếu” với các ngân hàng như:  VietinBank (CTG), Ngân hàng Quân đội (MBB) và Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB). Song, với Vietinbank, có lẽ là sẽ khập khiễng nếu so sánh với TPB bởi quy mô của Vietinbank gấp nhiều lần so với TPB.

Vì vậy, thử lấy 2 ngân hàng còn lại là Ngân hàng Quân đội (MBB) và Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) để  “so găng” giữa 3 ngân hàng được xem là “cùng chiếu” này như thế nào?

Với TPBank, tính đến 31.12.2017, tổng tài sản của TPBank ở mức 124.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2016. Lợi nhuận đạt 1.205 nghìn tỷ đồng, vượt 55,6% so với kế hoạch năm và tăng trưởng 70,5% so với lợi nhuận của năm 2016, lợi nhuận sau thuế đạt 964 tỷ đồng, tăng 70%. Tỷ lệ nợ xấu của TPBank ở mức 1,1%, thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Dư nợ cho vay và huy động tiền gửi của TPBank lần lượt ở mức gần 63.000 tỷ đồng và 70.300 tỷ đồng.

Trong khi đó, với MBBank, theo báo cáo tài chính năm 2017 được công bố cho thấy, MBBank đạt 10.654 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 35% so với năm 2016. Riêng ngân hàng mẹ đã thu về hơn 5.355 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng hơn 44%. Tổng tài sản MBBank đến cuối năm 2017 đạt hơn 306.700 tỷ đồng, tăng 22,6% so với đầu năm. Hai khoản tài chính cho vay khách hàng và huy động tiền gửi đạt lần lượt hơn 180.000 tỷ đồng và 220.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của MBBank đang duy trì ở mức 1,21% tổng dư nợ, giảm nhẹ so với cuối năm 2016, là 1,33%.

Như vậy, chỉ so sánh các chỉ số có thể thấy được “chênh lệch” giữa TPBank và MBBank. Tuy nhiên, mức giá trên thị trường của cổ phiếu MBB chỉ dao động quanh vùng 35.000 - 36.000 đồng/CP, không chênh lệch nhiều so với mức giá chào sàn 32.000 đồng/CP của TPBank.

Còn với VIB, kết thúc năm 2017, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 1.405 tỷ đồng, cao gấp đôi kết quả đạt được năm 2016 và vượt 87% kế hoạch cả năm. Tổng tài sản đạt 123.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm ngoái. Dư nợ tín dụng đạt gần 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng 25%-26% trong 3 năm liên tiếp từ 2015 đến 2017. Hệ số an toàn vốn (CAR) của VIB đạt mức 13,1%, tỷ lệ nợ xấu là 2,49%.

Như vậy, nếu so với VIB, giá cổ phiếu của TPBank vẫn được xem là khá rẻ nếu được định giá ở mức 32.000 đồng/CP.

Mức giá 32.000 đồng/CP có hợp lý?

Theo ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPBank, giá tham chiếu của cổ phần TPBank là giá được tính toán dựa trên: So sánh theo giá trị sổ sách mỗi cổ phần (Phương pháp P/B) và so sánh giá trị lợi nhuận trên mỗi cổ phần (Phương pháp P/E). Sau đó mới quyết định ra mức giá “chào sàn” là 32.000 đồng/CP nhưng mức giá này vẫn rẻ so với các phương pháp định giá được tính toán.

Cụ thể, với phương pháp P/B, TPBank đã lựa chọn chứng khoán của 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) để tham chiếu. Cơ sở để lấy 3 ngân hàng này là do cả 3 đều khá tương đồng với TPBank khi có quy mô vốn điều lệ khoảng từ 5.000 đến 10.000 tỷ đồng, đều đã niêm yết tại HOSE/HNX/UPCoM.

Tại thời điểm tính toán, P/B của ACB, HDB, VIB lần lượt là 3,42 lần, 3,15 lần, 2,67 lần. Tính bình quân, hệ số P/B của 3 mã chứng khoán được lựa chọn tham chiếu này là 3,08 lần. Khi đó, nếu nhân hệ số P/B tham chiếu này với giá trị số sách trên mỗi cổ phần của TPBank tại thời điểm 31.12.2017 (11.429 đồng/cổ phiếu theo BCTC năm 2017 đã được kiểm toán của TPBank) sẽ cho ra giá tham chiếu tạm tính là 35.200 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, với phương pháp P/E, TPBank cũng lựa chọn ACB, HDB, VIB để tham chiếu. Tại thời điểm tính toán, P/E cơ bản của ACB là 24,77 lần, của HDB là 22,99 lần, VIB là 20,73 lần. Tương ứng, hệ số P/E bình quân của 3 mã này là 22,83 lần. Khi đó, nếu nhân hệ số P/E bình quân này với EPS của TPBank tại thời điểm 31.12.2017 (1.649 đồng/cổ phần theo BCTC năm 2017 đã kiểm toán), sẽ có giá trị tham chiếu tạm tính của TPB là 37.656 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, theo phương pháp so sánh P/B và P/E, TPBank có mức giá từ 35.200 đồng/cổ phiếu -37.656 đồng/cổ phiếu. Bình quân các phương pháp sẽ cho ra kết quả là 36.428 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, TPBank vẫn quyết định “chốt” mức giá chào sàn cho TPB ở mức 32.000 đồng/cổ phiếu.

Một chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, TPBank khá “khéo léo” trong việc chọn ACB, HDB, VIB làm cơ sở tham chiếu và định giá bởi đây đều là những ngân hàng có P/B và P/E khá tốt, thị giá trên sàn cũng khá tốt (vùng giá 40.000 và 50.000 đồng/cổ phiếu). Việc lựa chọn tham chiếu theo các ngân hàng này sẽ là đòn bẩy tích cực cho việc định giá TPB, cũng như định hướng tốt cho diễn biến giá TPB trong thời gian đầu mới lên sàn.

“Nếu TPBank lựa chọn tham chiếu theo theo các mã như NVB (NCB), BAB (BacABank), KLB (Kienlongbank),... - những nhà băng có quy mô không khác biệt quá lớn với TPBank, thì có lẽ kết quả tham chiếu có thể sẽ không tích cực bằng con số mà ngân hàng này đã lựa chọn”, vị này nói.

TPBank dự kiến đạt mức vốn hóa thị trường ít nhất một tỷ USD trong quý IV/2018 ngay sau khi lên sàn

Theo ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị TPBank, sau khi chào sàn, dự kiến TPBank sẽ chào bán riêng lẻ khoảng 15% cổ phần và phát hành 28% dưới dạng cổ phiếu hưởng cổ tức và cổ phiếu thưởng trong 3 tháng cuối năm 2018. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh năm 2018 của TPBank dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế tăng gấp đôi lên 2.200 tỷ đồng, tổng tài sản tăng 17% lên 140.000 tỷ đồng. Tăng vốn điều lệ từ 5.840 tỷ lên 8.500 tỷ đồng (372 triệu USD) trong năm 2018 thông qua các đợt phát hành cổ phiếu.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
11 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
3 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
4 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
6 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.