Khu chè của đồng bào người Dao ở Thông Nguyên nằm trên núi cao nên có chất lượng rất thơm ngon.
Ông Lý Vàn Khuân – Phó Chủ tịch UBND xã Thông Nguyên cho biết: “Trong thời gian qua, địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó có hỗ trợ cho nông dân vay vốn, cung cấp giống và cải tạo cây chè. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh các hợp tác xã đang được thành lập và đi vào hoạt động để thu mua, bao tiêu chè cho bà con. Chính vì thế mà các sản phẩm chè của đồng bào luôn có đầu ra”.
Loại chè này có lá to, dày và màu xanh sẫm. Búp chè to mập mạp, trên mặt lá có phủ một lớp lông tơ mỏng, giống như có tuyết phủ lên, nên được gọi là chè Shan tuyết.
"Chè Shan Tuyết cổ thụ ở Hà Giang phân bố chủ yếu trên núi cao nên chè có hương vị đậm đà, tinh túy rất đặc trưng mà hiếm nơi nào có được nên sản phẩm chè mà bà con làm ra luôn được khách hàng ở khắp các tỉnh, thành rất tin dùng và ưa thích, mua nhiều", ông Khuân nói.
: Cứ vào tháng 3 âm lịch hàng năm, đồng bào người Dao ở đây lại tấp nập rủ nhau lên núi hái "lộc trời".
Đồng bào người Dao nơi đây vẫn còn giữ và mặc các trang phục truyền thống của mình khi đi hái chè.
Nhiều cây chè Shan Tuyết cổ thụ ở Thông Nguyên đã có trên 100 tuổi nên cây thường cho nhiều chè, người dân muốn thu hoạch phải chèo mới hái được.
Chè Shan Tuyết trên núi cao Thông Nguyên luôn có lá, búp xanh tốt rất thơm.
Nhờ việc thu hoạch và chế biến chè, vụ này gia đình ông Triệu Chàn Sinh ở xã Thông Nguyên có thu nhập trên dưới 30 triệu đồng. "Sau nhiều thế hệ, đến giờ gia đình tôi vẫn theo nghề và có cuộc sống khấm khá hơn", ông Sinh nói.
Vào những ngày này, các cơ sở chế biến chè Shan Tuyết ở Thông Nguyên phải hoạt động hết công suất mới đảm bảo bao tiêu, chế biến cung cấp cho khách hàng ở các tỉnh, thành.