Chỉ số MSCI Asean giảm 0,5% trong tháng này và nhiều khả năng sẽ có tháng thứ 3 suy giảm và là đà suy giảm giảm dài nhất kể từ đợt giảm 8,4% kéo dài trong 4 tháng kết thúc vào tháng 11/2016. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu ở Đông Nam Á, với mục đích tìm nơi trú ẩn cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nhưng các nước này cũng đang đối mặt với các vấn đề nội tại và tạo áp lực tiêu cực lên thị trường trong bối cảnh lợi suất Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng mạnh.
Alan Richardson, Giám đốc danh mục đầu tư của Samsung Asset Management - quỹ đã vượt trội hơn 94% các công ty cùng ngành trên cơ sở hoàn vốn 5 năm, cho biết sự sụt giảm được “thúc đẩy bởi các thị trường vốn và dòng vốn. Theo ông, điều này sẽ không ảnh hưởng đến các điều kiện cơ bản về tăng trưởng. Biến động sẽ là người bạn nếu chúng ta biết cách sử dụng nó”.
Richardson cho biết chứng khoán Việt Nam đã đạt đỉnh. Chỉ số VN-Index tăng lên mức kỷ lục vào ngày 9/4 và đã giảm 13% kể từ đó.
Chỉ số chứng khoán các nước Việt Nam (màu tím), Indonesia (màu xanh), Philippines (màu trắng). Ảnh: Bloomberg
Dòng vốn chảy ra khỏi thị trường
Indonesia và Thái Lan là những nước có dòng vốn chảy ra khỏi thị trường chứng khoán mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong năm nay, do những lo ngại liên quan đến chính trị và kinh tế tại những nước này.
Trước đó, cổ phiếu trong khu vực đã tăng từ mức thấp nhất trong năm 2016 lên mức cao nhất kể từ ít nhất 2009 trong tháng 1/2018 trước khi những lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng lên kích hoạt đà bán tháo trên toàn cầu vào tháng 2. Cổ phiếu trong khu vực vẫn còn đắt hơn các công ty cùng ngành khác ở châu Á hiện nay.
Mặc dù vậy, thị trường chứng khoán khu vực vẫn còn đó nhiều cơ hội, theo Jonathan Garner, Giám đốc Morgan Stanley và chiến lược gia thị trường mới nổi ở Hồng Kông cho hay.
Dòng vốn chảy vào (dương), và chảy ra (âm) tại thị trường chứng khoán các nước Đông Nam Á (đơn vị triệu USD). Ảnh: Bloomberg
Garner đánh giá cao cơ hội ở Thái Lan và Singapore. Theo ông, cả hai nước đều có “cán cân tài khoản vãng lai tương đối tốt, lợi suất từ cổ tức khá cao trên thị trường và định giá hợp lý”.
Lợi nhuận của công ty tại Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với các công ty cùng ngành ở phần còn lại của châu Á. Chỉ số chứng khoán chuẩn của khu vực giao dịch ở mức PE 15 lần, so với mức PE 13,2 lần của chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương.
Chỉ số Straits Times của Singapore cũng cho thấy khả năng phục hồi, khi sắp đạt được mức tăng hàng tháng lớn nhất trong 6 tháng. Các công ty lợi nhuận cao nhất là các ngân hàng, vốn được xem là những người hưởng lợi chính khi Mỹ tăng lãi suất và tăng trưởng kinh tế vững chắc tại địa phương.