Chứng khoán Kenanga đổi chủ

27/05/2022 15:13
Chỉ 1 tuần sau khi bị UBCKNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, nhóm cổ đông tại Kenanga Việt Nam đã chuyển nhượng 100% vốn công ty chứng khoán này cho các thể nhân/cá nhân có nhiều liên hệ đến Tập đoàn Hoa Lâm.

Theo đó, vào ngày 12/5/2022, K&N Kenanga Holdings Berhad và 4 cổ đông cá nhân người Việt (Cao Văn Sơn, Phạm Khánh Loan, Cao Quang Hưng, Hồ Ngọc Xuân Thanh) đã chuyển nhượng toàn bộ 13,5 triệu cổ phần, tương đương 100% vốn điều lệ của CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam (Kenanga Việt Nam).

Bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Hưng An Điền (Hưng An Điền) - 6,6 triệu cố phiếu, tương đương với 49% vốn điều lệ; các cá nhân Phạm Lê Tú Uyên (2,7 triệu cổ phiếu – 20%); Phan Thanh Trà (2,28 triệu cổ phiếu – 16,91%) và Đặng Hồng Thi (1,9 triệu cổ phiếu – 14,09%).

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, các pháp nhân/thể nhân kể trên đều có mối liên hệ chặt chẽ với Tập đoàn Hoa Lâm.

Cụ thể, Hưng An Điền thành lập vào tháng 6/2018, vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Chủ tịch, kiêm Người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Ngọc Hằng (SN 1984). Trụ sở chính Hưng An Điền nằm tại một tòa nhà trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM. Đây cũng là nơi đặt văn phòng TP. HCM của VietBank.

Hồi cuối năm 2021, Hưng An Điền đã thế chấp tại VietBank Hợp đồng vay chuyển đổi ngày 21/08/2018 ký kết giữa Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Vạn Hưng Phát và Hưng An Điền; cùng thỏa thuận sửa đổi lần 1 sửa đổi hợp đồng vay chuyển đổi ký giữa 2 đơn vị vào ngày 4/9/2018.

Trong khi đó, bà Đặng Hồng Thi (sinh năm 1986) là Chủ tịch Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Việt Nam Thương tín (Vietbank AMC).

Sinh năm 1994, bà Phạm Lê Tú Uyên hiện đứng tên tại nhiều pháp nhân, như: Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Lâm, Công ty TNHH AS Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng 3B, CTCP Quảng cáo Goclick, Công ty TNHH Bất động sản First Home.

Đáng chú ý, bà Phan Thanh Trà (SN 1992) là thể nhân duy nhất hiện nắm các vai trò Chủ tịch HĐQT, kiêm Người được ủy quyền công bố thông tin Kenanga Việt Nam. Nữ Chủ tịch 9X cũng có nhiều mối liên hệ với Tập đoàn Hoa Lâm khi Email liên hệ của bà có đuôi “@hoalam.com”.

Như từng đề cập, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định đưa Kenanga Việt Nam vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 19/5 – 18/9/2022.

KVS được thành lập từ năm 2007, tiền thân là CTCP Chứng khoán Vàng Việt Nam, vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng. Đến tháng 11/2008, công ty đổi tên thành Kenanga Việt Nam và tăng vốn lên 135 tỷ đồng vào năm 2009. Đây cũng là thời điểm K&N Holdings Berhad – công ty con của Kenanga Investment Bank Berhad (Malaysia) tham gia làm cổ đông chiến lược nắm 49% vốn công ty.

Dù có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược ngoại, nhưng hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán này không khả quan.

Vào cuối cuối năm 2013, công ty này đã nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt tư cách thành viên giao dịch thị trường niêm yết và thành viên giao dịch thị trường đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Đến tháng 9/2015, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã có quyết định ngừng cung cấp hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán đối với KVS do bị Sở Giao dịch chứng khoán chấm dứt tư cách thành viên giao dịch.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
2 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
54 phút trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
53 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
28 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.