Chứng khoán MB bất ngờ hé lộ đối tác chiến lược nước ngoài

27/03/2019 08:15
Sau khi tờ trình cho phép nhà đầu tư nhận chuyển nhượng trên 25% vốn không chào mua công khai được đưa ra, nhiều người đồn đoán MBS sắp sửa có nhà đầu tư chiến lược. Tại đại hội cổ đông lần này, lãnh đạo MBS chính thức xác nhận đang đàm phán với một tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng đầu tại Châu Á.

CTCP Chứng khoán MB (mã chứng khoán: MBS) đang tiến hành phiên họp ĐHĐCĐ thường niên 2019. Đây là kỳ họp được nhiều nhà đầu tư, cổ đông công ty trông đợi bởi năm 2019 này, MBS đưa ra nhiều kế hoạch lớn.

MBS đưa ra hàng loạt kế hoạch lớn cho năm 2019

Thứ nhất, công ty trình ĐHCĐ kế hoạch doanh thu 1.171 tỷ, lãi trước thuế 360 tỷ đồng, tăng lần lượt 11% và 78% so với năm 2018. Phải nói thêm rằng, năm 2018, công ty đã đạt lợi nhuận gấp 8,4 lần năm 2017.

Thứ hai, MBS sẽ tăng vốn lớn từ 1.221 tỷ đồng lên 1.743 tỷ đồng. Việc tăng vốn này được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ giúp MBS có thể nâng hạn mức cho vay margin, tăng cường hoạt động đầu tư, kinh doanh trái phiếu, cổ phiếu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về vốn và quản trị rủi ro.

Thứ ba, MBS sẽ chuyển sàn niêm yết. Việc chuyển sàn niêm yết sang HoSE sẽ giúp công ty nâng cao hình ảnh, quảng bá thương hiệu, tăng thanh khoản cho cổ phiếu và đặc biệt là, giúp công ty tối đa hoá lợi ích cho cổ đông.

Ẩn số đối tác nước ngoài được hé lộ

Từ sau khi MBS công bố tài liệu đại hội cổ đông, nhiều nhà đầu tư đã chú ý ngay đến thông tin tờ trình cho phép nhà đầu tư nhận chuyển nhượng trên 25% vốn không chào mua công khai. Cùng với tờ trình này, MBS đã ghi rõ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của công ty là:

-Là nhà đầu tư tổ chức/ cá nhân trong và ngoài nước có uy tín, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường tài chính.

-Có cam kết và chứng minh năng lực tài chính đảm bảo việc thanh toán số lượng cổ phần được chào bán.

-Có khả năng hỗ trợ công ty về mặt quản trị, hoạch định chiến lược và kế hoạch tài chính.

Theo ông Lê Quốc Minh, việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược là nhiệm vụ lớn của MBS mấy năm nay. Hiện tại, MBS đang tìm kiếm lựa chọn công ty chứng khoán hàng đầu Đông Bắc Á, chú trọng vào công ty có nền tảng công nghệ vượt trội, có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng tích hợp bán chéo phát triển kinh doanh và cam kết đâu tư lâu dài và đây là đối tác có nhiều tiềm lực, có thể hỗ trợ MBS phát triển.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại, rất nhiều công ty chứng khoán, quỹ đầu tư lớn của nước ngoài quan tâm đến thị trường tài chính Việt Nam. Xu hướng mạnh mẽ nhất năm 2018 là dòng vốn đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản và đặc biệt Hàn Quốc rót vào thị trường chứng khoán Việt thông qua Mirae Asset, KB, IVS... Nhiều công ty chứng khoán lớn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức lớn nước ngoài quan tâm như MBS, Bản Việt (VCSC), HSC hay SSI…

Cũng tại Đại hội cổ đông, lãnh đạo MBS khẳng định đã đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin, đảm bảo không có rủi ro đáng kể cho nhà đầu tư. Bắt đầu từ tháng 5/2019 này, công ty cũng đưa vào vận hành hệ thống mới giúp nhà đầu tư giao dịch thuận tiện hơn.

Đại hội cổ đông thường niên MBS kết thúc lúc 17h cùng ngày. Mọi vấn đề Ban lãnh đạo MBS đệ trình ĐHCĐ đều đã được cổ đông thống nhất thông qua với tỷ lệ ~100%.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
36 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.