Chỉ số chứng khoán toàn cầu – MSCI toàn cầu – phiên 11/2 kéo dài chuỗi 9 phiên liên tiếp, thêm 0,25%, trong đó chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng nhờ các cổ phiếu công nghệ.
Các chỉ số chính của Phố Wall gần đây liên tiếp tự phá vỡ kỷ lục cao của chính mình do nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD. Trong phiên vừa qua, chỉ số S&P 500 tăng mạnh nhất, thêm 6,5 điểm (0,17%) lên 3.916,38 điểm nhờ chỉ số các cổ phiếu công nghệ tăng 1,1%; chỉ số Nasdaq Composite cũng 53,24 điểm, tương đương 0,38%, lên 14.025,77, trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 7,1 điểm (0,02%) xuống 31.430,7 điểm.
Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,46%.
Chứng khoán thế giới tăng lên kỷ lục cao
Chỉ số chứng khoán Châu Á (MSCI Châu Á Châu Á – Thái Bình Dương) phiên vừa qua tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục mới, khi chứng khoán Châu Á trừ Nhật Bản tăng 0,1%, tính từ đầu năm đến nay tăng trên 10%. Chứng khoán Nhật đang cao nhất 30 năm, trong kh chỉ số chính của Australia cao nhất 11 tháng.
Chứng khoán Châu Á đồng loạt tăng từ đầu năm 2021
Bitcoin trong cùng phiên cũng tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại sau khi BNY Mellon, ngân hàng lâu đời nhất của Mỹ, công bố kế hoạch nắm giữ, chuyển nhượng và phát hành Bitcoin và các loại tiền điện tử khác với tư cách là người quản lý tài sản thay mặt cho khách hàng của mình.
Sau một thời gian dài bị các công ty tài chính truyền thống xa lánh, bitcoin cuối cùng đã trở thành xu hướng chính.
Bitcoin lúc mở cửa phiên 11/2 đạt mức cao kỷ lục mới trong lịch sử, 48.481,45 USD, kết thúc phiên vẫn giữ ở mức cao 47.932 USD, tăng 6,9% so với phiên trước. Đồng tiền ảo này đã tăng giá khoảng 66% từ đầu năm đến nay, và tăng khoảng 1.200% từ giữa tháng 3/2020 đến nay.
BNY Mellon hầu như không phải là cái tên đầu tiên trong lĩnh vực tài chính truyền thống chấp nhận tài sản kỹ thuật số, những công ty như Fidelity Investments đã tham gia cuộc chơi từ lâu. Tuy nhiên, nó là ngân hàng quốc gia đầu tiên cam kết giới thiệu lưu ký tiền điện tử cho khách hàng của mình trong ngắn hạn, tức là "vào cuối năm nay".
Thông báo của BNY Mellon được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tesla của Elon Musk tiết lộ rằng họ đã mua lượng tiền điện tử trị giá 1,5 tỷ USD và sẽ sớm chấp nhận nó như một hình thức thanh toán cho ô tô của mình.
Tỷ phú Elon Musk, Giám đốc điều hành Tesla cũng từng tuyên bố, Bitcoin đang "trên đà" được các nhà đầu tư chấp nhận rộng rãi đồng thời đặt câu hỏi, liệu có thể thực hiện các giao dịch lớn bằng đồng tiền này hay không. Được biết, Elon Musk đã khuấy đảo Phố Wall trong năm qua và nhanh chóng trở thành người giàu nhất thế giới khi giá trị cổ phiếu của Tesla tăng gần 500%, qua đó đưa "ông lớn" này trở thành công ty có giá trị cao thứ năm của Mỹ.
USD phiên vừa qua đã giảm so với một loạt các loại tiền tệ chủ chốt do thông tin kém vui về thị trường lao động và lạm phát của Mỹ. Lạm phát của Mỹ tháng 1 bằng 0%, thấp hơn mức dự báo của các nhà phân tích là 0,2%.
Chỉ số dollar index có lúc ở mức 90,393, twinsh từ đầu tuần đã giảm nhiều nhất (tính theo tuần) kể từ giữa tháng 12. Đồng USD gần đây đã trở nên nhạy cảm hơn với triển vọng lãi suất của Mỹ.
Trong mấy năm qua, khi nhu cầu mạnh đối với những tài sản rủi ro cao thì giá trị đồng USD giảm, trong khi căng thẳng địa chính trị và tài chính thì nhà đầu tư lại tìm tới USD như tài sản trú ẩn an toàn.
Tỷ giá tiền tệ thế giới
Giá dầu giảm trong phiên 11/2 sau 9 phiên liên tiếp tăng trước đó, doTổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đều lo ngại về những đợt phong tỏa mới chống Covid-19 và sự xuất hiện của những loại virus Covid-19 biến thể mới làm giảm triển vọng nhu cầu xăng dầu. Dầu Brent giảm 33 US cent (0,5%) xuống 61,14 USD/thùng; dầu Tây Texas (Mỹ) giảm 44 US cent (0,8% xuống) 58,24 USD/thùng.
Giá vàng giảm do USD giảm. Vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 1.826 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2021 giảm 0,9% xuống 1.826,8 USD/ounce.
Tham khảo: Refinitiv