Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, VN-Index đứng ở mức 905,21 điểm, giảm 5,8% so với cuối năm 2020. HNX-Index thậm chí còn tăng đến 29,68% lên mức 132,93 điểm. Tương tự, UPCoM-Index cũng tăng 9,14% lên 61,73 điểm.
Cùng với những tác động xấu của dịch bệnh Covid-19, giao dịch của khối ngoại lẫn tự doanh các công ty chứng khoán (CTCK) đều diễn biến tiêu cực và tác động không tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Đối với khối tự doanh, dòng vốn này ở sàn HoSE mua vào gần 1,1 tỷ cổ phiếu trong 9 tháng qua trị giá hơn 27.000 tỷ đồng trong khi bán ra 1,26 tỷ cổ phiếu, tương ứng 28.667 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 163,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.660 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch của khối tự doanh theo tháng trong năm 2020. Đơn vị: Tỷ đồng. |
Tự doanh CTCK có tổng cộng 5 tháng mua ròng và chỉ có 4 tháng bán ròng tuy nhiên, đa phần các tháng bán ròng của khối này đều có giá trị rất lớn. Riêng trong tháng 4/2020, tự doanh CTCK bán ròng lên đến 1.900 tỷ đồng. Còn ở tháng 9 vừa qua, khối này bán ròng hơn 726 tỷ đồng sau khi mua ròng liên tục ở 2 tháng trước đó.
|
10 cổ phiếu/CCQ được khối tự doanh mua (bán) ròng mạnh nhất HoSE. Nguồn: FiinPro. |
Khối tự doanh mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ (CCQ) ETF nội E1VFVN30 với giá trị 362,4 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VCB được mau ròng mạnh với 180 tỷ đồng. VGC và PNJ đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 179 tỷ đồng và 152 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại CCQ ETF FUEFVND bị bán ròng lên đến hơn 2.020 tỷ đồng trong khi mã đứng sau là DBC có giá trị bán ròng là 301 tỷ đồng. Các cổ phiếu trụ cột như PLX, MSN, MBB hay VNM cũng bị bán ròng mạnh trong khoảng thời gian 9 tháng đầu năm 2020.
Trong khi đó, khối ngoại sàn HoSE bán ròng gần 2.399 tỷ đồng, còn nếu loại trừ đi giao dịch thỏa thuận thì dòng vốn ngoại sàn này bán ròng lên đến 24.389 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) thông qua khớp lệnh trong 9 tháng đầu năm.
Trái ngược hoàn toàn với khối tự doanh, khối ngoại mua ròng mạnh 2 CCQ ETF FUEFVND và FUESSVFL với lần lượt 2.090 tỷ đồng và 718 tỷ đồng. Tương tự, PLX cũng được mua ròng hơn 1.700 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VIC, HPG, VJC và VRE đều là những mã bị khối ngoại bán ròng trên 1.000 tỷ đồng sau 9 tháng.