Chứng quyền có bảo đảm phiên bản Việt Nam

27/05/2019 11:30
Chứng quyền có bảo đảm chính thức đưa vào giao dịch là điều mong chờ của các thành viên thi trường và nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng để sản phẩm chính thức đi vào hoạt động. Với một sản phẩm khá mới mẻ nên để giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với sản phẩm, trong giai đoạn đầu dự kiến những sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất như sẽ được triển khai.

Một số đặc điểm của Chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam

Loại chứng quyền và tài sản cơ sở: Trong giai đoạn đầu loại chứng quyền được lựa chọn triển khai là chứng quyền mua (call) với tài sản cơ sở là các cổ phiếu đáp ứng các tiêu chí về vốn hóa, thanh khoản và hoạt động kinh doanh. Hiện nay, tài sản cơ sở được sàng lọc từ danh sách các cổ phiếu trong nhóm VN30 và đã được Sở GDCK TP.HCM và công bố định kỳ trên website của Sở.

Tổ chức phát hành: Chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam là một sản phẩm chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành (bán) cho nhà đầu tư.  Những công ty chứng khoán có đủ điều kiện theo các quy định về khả năng tài chính, hệ thống giao dịch, và nhân sự mới được phép trở thành tổ chức phát hành.

Giao dịch và thanh toán: Việc giao dịch và thanh toán chứng quyền có bảo đảm khá đơn giản tương tự như cổ phiếu. Nhà đầu tư dùng tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường để giao dịch chứng quyền có bảo đảm và tuân thủ theo nguyên tắc khi mua phải có đủ tiền và khi bán phải có đủ chứng quyền. Tuy nhiên, việc giao dịch ký quỹ không được áp dụng và quỹ đại chúng chỉ đầu tư vào chứng quyền chỉ với mục đích phòng ngừa rủi ro. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch chứng quyền có bảo đảm không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu. Việc thực hiện quyền sẽ được thực theo kiểu Châu Âu. Nhà đầu tư chỉ được yêu cầu thực hiện quyền đối với các chứng quyền trong trạng thái có lãi tại ngày đáo hạn. Trường hợp nhà đầu tư không yêu cầu thực hiện quyền, những chứng quyền trong trạng thái có lãi vẫn sẽ được tổ chức phát hành thanh toán tiền (khoản chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện của chứng khoán cơ sở) cho nhà đầu tư.

Mô hình hoạt động của chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam

Mô hình hoạt động của chứng quyền có bảo đảm là một chuỗi các hoạt động xuyên suốt, bắt đầu từ khâu đăng ký chào bán và kết thúc bằng hoạt động thực hiện quyền của nhà đầu tư khi chứng quyền có bảo đảm đáo hạn. Cụ thể:

Đăng ký chào bán và phát hành: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo quy định, tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cho tổ chức phát hành trong vòng 20 ngày. Sau đó, tổ chức phát hành sẽ tiến hành thực hiện ký quỹ bảo đảm thanh toán tại Ngân hàng lưu ký và phân phối chứng quyền có bảo đảm cho nhà đầu tư. Theo quy định tại Thông tư 107/2016/TT-BTC số lượng cổ phiếu quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành của tất cả tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.

Đăng ký, lưu ký, niêm yết: Việc đăng ký, lưu ký và niêm yết là bắt buộc đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm. Sau khi kết thúc việc phân phối chứng quyền có bảo đảm tại thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành tiến hành đăng ký, lưu ký toàn bộ số lượng chứng quyền có bảo đảm được phép phát hành theo Giấy Chứng nhận đăng ký chào bán với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và đăng ký niêm yết với Sở Giao dịch Chứng khoán cho dù tại thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành có phân phối hết chứng quyền hay không.

Giao dịch và thanh toán: Sau khi niêm yết, việc giao dịch và thanh toán chứng quyền có bảo tương tự như cổ phiếu, nhà đầu tư được dùng tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường để giao dịch chứng quyền có bảo đảm. Để thị trường hoạt động hiệu quả, tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ thực hiện hai hoạt động quan trọng là hoạt động tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro (hedging) nhằm cung cấp thanh khoản cho thị trường cũng như đảm bảo có đủ tài sản cho nhà đầu tư thực hiện quyền.

Thực hiện quyền: Đây là khâu cuối cùng đối với từng vòng đời của chứng quyền. Sau thời gian niêm yết, các chứng quyền sẽ đáo hạn và quy trình thực hiện quyền của nhà đầu tư xảy ra. Nhà đầu tư chỉ được yêu cầu thực hiện quyền đối với các chứng quyền trong trạng thái có lãi tại ngày thực hiện. Trường hợp nhà đầu tư không yêu cầu thực hiện quyền, những chứng quyền trong trạng thái có lãi vẫn sẽ được tổ chức phát hành thanh toán tiền (khoản chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện của chứng khoán cơ sở) cho nhà đầu tư.

Với quy mô và cấu trúc hàng hành hóa thiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam thì sự ra đời của chứng quyền có bảo đảm được kỳ vọng đây sẽ là sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư, góp phần hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường và thu hút vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
4 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
4 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
5 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
5 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
5 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.