Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc

16/11/2018 14:40
10 đội đua F1 đã sẵn sàng cho chặng đua cách 6.500 km chỉ trong vòng 58 giờ, tất cả nhờ vào khả năng lên kế hoạch "thần kỳ" của các chuyên gia chuỗi cung ứng.

Trong tất cả những môn thể thao, đua xe là môn có chuỗi cung ứng tinh vi và phức tạp nhất. Tài năng của lái xe chỉ là một phần, còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào xe đua, linh kiện, trạm hỗ trợ, và hàng trăm yếu tố “hậu trường” khác.

Đứng đầu về danh tiếng là giải đua F1 với hơn 21 địa điểm thi đấu khắp nơi trên thế giới và các đội xe F1 phải chu du một vòng trái đất hết tuần này sang tuần khác.

Theo công bố mới đây từ Văn hóa - Thể Thao - Du lịch Hà Nội, thành phố chính thức trở thành địa điểm thứ 22 trên thế giới đăng cai tổ chức giải đua xe công thức 1 (Formula One - F1) và nơi thứ 3 đua trên đường phố, sau đường đua tại Singapore và Monaco. Chặng đua tại Hà Nội lần đầu diễn ra vào trung tuần tháng 4/2020, đường đua quy hoạch tại khu vực khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình

Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Khi tổ chức tại châu Âu: Chất mọi thứ lên xe tải là xong!

Dù được tổ chức khắp nơi trên thế giới với các đội đua từ nhiều châu lục, F1 vẫn được đánh giá là một môn thể thao "thuần" Châu Âu khi có đến 8 đội từ các quốc gia trong khu vực này tham dự.

Chỉ có hai đội không trực thuộc Châu Âu là Mỹ và Ấn Độ. Tuy nhiên, đội Ấn Độ lại có văn phòng chính tại Anh. Còn đội Mỹ, dù hoạt động chủ yếu tại bang North Carolina, nhưng cũng sở hữu một văn phòng tại xứ sở sương mù để giảm thiểu thời gian di chuyển của nhân viên giữa các chặng đua được tổ chức ngay trong lòng Châu Âu.

Nhờ vào hạ tầng vận tải được kết nối chặt chẽ trong khu vực, những chặng đua tại Châu Âu được đánh giá là "dễ thở" nhất về mặt chuỗi cung ứng. Các đội đua chỉ cần chất tất cả hàng hóa cần thiết lên một đoàn xe tải và chạy đến tận nơi diễn ra chặng đua tiếp theo.

Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc - Ảnh 2.

Hàng hóa trong những chiếc xe tải này có thể dễ dàng lắp ráp tại địa điểm mới. Nghe có vẻ hơi "chắp vá" nhưng thực chất công nghệ "cắm trại" của các đội xe F1 đã vượt xa so với thời đại. Chẳng hạn như đội Red Bull, những chiếc xe chở nhà điều hành có thể nhanh chóng lắp ráp thành một tòa nhà 3 tầng với văn phòng, quầy bar và nhà hàng, tất cả được thực hiện chỉ trong 48 tiếng.

Ngoài ra, xe đua, linh kiện, các thiết bị điện máy… cũng được xếp hết vào một đoàn xe để di chuyển khắp Châu Âu giữa mỗi chặng đua.

Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc - Ảnh 3.

Lịch tham dự giải đua F1.

Tại mùa giải Châu Âu, các chặng đua thường được tổ chức vào mỗi Chủ Nhật với một tuần nghỉ xen kẽ, đây được đánh giá là thời khóa biểu "dễ thở" nhất khi mỗi đội có đến 13 ngày để chuẩn bị.

Nhưng cũng có một số chặng đua được tổ chức vào 2 ngày Chủ Nhật liên tục, buộc các đội đua phải tháo dỡ, di chuyển và lắp ráp toàn bộ vật dụng thi đấu chỉ trong 4 ngày.

Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc - Ảnh 4.

Áp lực càng nặng hơn vào năm 2018 này, khi lần đầu tiên 3 chặng đua được tổ chức tại 3 tuần liên tiếp, bắt đầu tại Le Castellet, Pháp đến Spielberg, Áo và kết thúc ở Silverstone, Anh.

Để hoàn thành chặng đường này, mỗi xe tải luôn có 3 tài xế với một người được thay phiên ngủ để đảm bảo đoàn xe chỉ dừng lại khi tiếp thêm nhiên liệu.

Nhưng tất cả chẳng là bao nếu so với độ tinh vi của các chặng đua ngoài Châu Âu.

Cuộc chơi toàn cầu: "Kỳ quan chuỗi cung ứng F1"

Cũng như các chặng đua được tổ chức tại Châu Âu, các chặng quốc tế cũng có thể tổ chức cách tuần hoặc 2 tuần liên tiếp. Và "mỗi tuần một châu lục" được đánh giá là một "kỳ quan Chuỗi cung ứng" của môn thể thao F1.

Để thực hiện trót lọt nhiệm vụ dường như bất khả thi này, tất cả đội đua phải lên kế hoạch từ nhiều tháng trước, cụ thể hơn là từ tháng 1 năm 2018, mỗi đội sẽ có 5 bộ container chất đầy bàn ghế, dụng cụ, đồ dùng nhà bếp… để vận chuyển bằng đường biển với chi phí tiết kiệm.

Số lượng container trong mỗi bộ sẽ phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi đội, chẳng hạn như bộ container của đội Redbull có tới 3 đến 4 container dài 40 feet.

Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc - Ảnh 5.

Vào đầu năm, 5 bộ container sẽ được gửi đến 5 địa điểm thi đấu xa đầu tiên là Canada, Azerbaijan, Bahrain, Trung Quốc và Úc. Mỗi khi kết thúc chặng đua, các bộ container này sẽ ngay lập tức được luân chuyển tới những địa điểm tiếp theo, như từ Úc đến Singapore, Trung Quốc đến Nhật Bản, Canada đến Mexico …

Vào năm nay, chặng đua tại Bahrain được tổ chức vào Chủ Nhật ngày 8 tháng 4, và đúng một tuần sau, mùa giải F1 sẽ tiếp tục tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Dù cách trở hơn 6.500 km, sau khi hoàn thành thi đấu vào tối Chủ Nhật tại Bahrain, tất cả đội đua phải sẵn sàng vào sáng thứ 5 tuần sau tại Trung Quốc.

Mọi chuyện còn gấp rút hơn khi Thượng Hải có múi giờ sớm hơn Bahrain tận 5 tiếng.

Họ đã làm điều đó như thế nào?

Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc - Ảnh 6.

Chặng đua thường diễn ra từ thứ Sáu đến Chủ Nhật, các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu lên kế hoạch tháo dỡ ngay từ thứ Năm.

Tất cả những linh kiện và đồ dùng không thật sự cần thiết trong lúc thi đấu sẽ được xếp vào các container ngay khi chặng đua đang diễn ra, và trong vòng 15 phút sau khi chặng đua kết thúc vào tối Chủ Nhật, tất cả linh kiện quan trọng nhất sẽ được chất vào 3 kiện hàng ưu tiên, chở thẳng đến sân bay Bahrain ngay trong đêm và xuất phát trong chuyến bay đầu tiên rạng sáng thứ Hai.

Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc - Ảnh 7.

Khi 3 kiện hàng ưu tiên được cất cánh, hầu hết vật dụng còn lại cũng được hoàn tất đóng gói bởi những nhân công làm xuyên đêm Chủ Nhật, để đến trưa thứ Hai, tất cả cũng được chất lên những chuyến bay vận tải chuyên dụng đến Trung Quốc.

Cũng trong ngày thứ Hai đó, đa phần nhân viên sẽ bắt những chuyến bay thương mại sớm nhất để đến Thượng Hải. Các vận động viên và quản lý cấp cao sẽ được ưu tiên sử dụng phi cơ riêng để rút ngắn thời gian di chuyển.

Lô hàng ưu tiên sẽ đến sớm nhất vào chiều thứ Hai, mọi thủ tục Hải Quan và vận chuyển sẽ được hoàn tất ngay trong đêm để lô hàng sẵn sàng tại khu vực mỗi đội vào sáng sớm thứ Ba.

Chuỗi cung ứng “thần kỳ” của giải F1: Tối Chủ Nhật còn đua tại Trung Đông, sáng thứ Tư đã sẵn sàng ở Trung Quốc - Ảnh 8.

Cộng với bộ container đã được vận chuyển tới bằng đường biển từ đầu năm, văn phòng, hệ thống điện, và phần lớn hạ tầng công nghệ thông tin và liên lạc sẽ được nhanh chóng hoàn tất ngay chiều thứ Ba.

Đến tối thứ Ba, những kiện hàng không gấp được di chuyển sau bằng máy bay cũng được đưa đến nơi, và cả 10 đội sẽ bắt đầu vào cuộc đua xây dựng vào đúng 6 giờ sáng ngày thứ Tư. Những đội có tốc độ cao sẽ hoàn tất mọi công đoạn lắp ráp và chuẩn bị cho cuộc đua sắp tới vào khoảng 10 giờ sáng thứ Tư.

Và như thế, 10 đội đua Công thức 1 đã sẵn sàng cho chặng đua cách 6.500 km chỉ trong vòng 58 giờ, tất cả nhờ vào khả năng lên kế hoạch "thần kỳ" của các chuyên gia chuỗi cung ứng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
23 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
19 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
32 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
15 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.