'Chuỗi cung ứng toàn cầu có thể đứt gãy đến nửa cuối năm 2022'

12/12/2021 08:39
Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể sẽ tiếp tục kéo dài tới nửa cuối của năm 2022, theo công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Euler Hermes.

Euler Hermes nhấn mạnh trong báo cáo nhiều vấn đề như những đợt bùng dịch mới, chiến lược zero-covid của Trung Quốc và sự bất ổn thương mại trong dịp Tết Âm lịch. 

Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và vận tải, làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng. Các chuyên gia phân tích trước đó đã cảnh báo rằng biến chủng mới Omicron có thể là một mối đe dọa lớn tới các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tình trạng giảm sút công suất sản xuất đóng góp tới 75% đà giảm khối lượng thương mại toàn cầu, trong khi đó, các nút thắt vận tải là nguyên nhân của 25% còn lại, các chuyên gia của Euler Hermes viết.

Nhưng cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng rất có thể sẽ được cải thiện vào nửa cuối năm 2022 bởi 3 lý do, các chuyên gia bổ sung.

Nhu cầu tiêu dùng đã chạm đỉnh

Người tiêu dùng vẫn mở rộng hầu bao nhưng công ty bảo hiểm này cho biết nhu cầu đã chạm đỉnh.Nhu cầu tiêu dùng đã chạm đỉnh

Báo cáo nhấn mạnh rằng trong khi số lượng tiền tiết kiệm của người dân đã tăng mạnh trong suốt đại dịch và chưa được sử dụng hết, nhu cầu sẽ từ từ giảm xuống.

“Xu hướng chi tiêu hộ gia đình dịch chuyển từ dịch vụ sang các hàng hóa lâu bền, trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa được áp dụng, sẽ ít có khả năng tăng cao hơn nữa, cho dù các đợt bùng dịch mới có xuất hiện”, báo cáo cho biết.

“Đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển, các hộ gia đình đang chuyển hướng sang tiêu dùng bền vững, và vòng thay thế các hàng hóa được mua trong thời gian đại dịch sẽ kéo dài ít nhất một vài năm”, Euler Hermes bổ sung.

Với việc nhu cầu thị trường đang trong giai đoạn bình thường hóa, áp lực lên các chuỗi cung ứng cũng sẽ ít hơn.

Tồn kho quay trở lại mức trước đại dịch

Sau khi nguồn hàng dự trữ giảm xuống trong đầu năm 2020, các nhà sản xuất đang nỗ lực gia tăng tích trữ nhằm tận dụng “cơn sốt” nhu cầu hàng hoá.

“Tin tốt là sự khẩn trương tích trừ hàng hóa đã tăng mạnh trong vài tháng qua…và mức độ hàng dự trữ đã vượt lên trên ngưỡng bình quân dài hạn tiền đại dịch trong phần lớn các lĩnh vực”, báo cáo cho biết.

Euler Hermes cũng nhận thấy chi phí tài sản cố định tại Mỹ đang tăng lên, yếu tố giúp gia tăng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, châu Âu cũng đang dựa vào “tỷ lệ tối ưu công suất vượt trội” để đẩy mạnh sản xuất.

“Chúng tôi nhìn thấy khả năng nguồn vốn đầu tư tại châu Âu tăng mạnh, và sau đó sẽ là sản lượng, nhờ vào những điều kiện gọi vốn thuận và vị thế tài chính doanh nghiệp tốt”, theo tác giả báo cáo.

“Nếu như không thể gia tăng công suất và đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng cảng, quá trình bình thường hoá chuỗi cung ứng tại châu Âu có thể sẽ bị trì hoãn tới hết năm 2022 khi nhu cầu vẫn có khả năng duy trì ở mức cao”, theo báo cáo.

Gia tăng công suất vận tải

Sự tắc nghẽn trong lĩnh vực vận tải sẽ phần nào giảm nhẹ trong nửa cuối năm 2022 khi công suất vận tải tăng lên.

Chi phí vận tải sẽ vẫn cao trong năm tới, nhưng công suất vận tải sẽ gia tăng khi số lượng đơn hàng toàn cầu đối với container mới đã chạm ngưỡng cao kỷ lục, cao hơn 6,4% so với tổng công suất hiện tại, Euler Hermes cho biết.

“Sự gia tăng nhanh công suất vận tải sẽ được hiện thực hóa trong cuối năm 2022, góp phần gỡ rối các nút thắt”, theo nội dung báo cáo.

17 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển, giúp giảm nhẹ tình trạng tắc nghẽn.

Tăng trưởng thương mại toàn cầu

Báo cáo cũng dự báo rằng thương mại toàn cầu sẽ tăng 5,4% trong năm 2022 và 4% trong năm 2023, sau khi đã tăng 8,3% trong năm 2021.

Nhưng sự mất cân bằng thương mại sẽ diễn biến xấu đi. Euler Hermes dự báo Mỹ sẽ ghi nhận con số thâm hụt thương mại cao kỷ lục, trong khi Trung Quốc thì ngược lại

Trong vòng một vài năm tới, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực xuất khẩu lớn của thế giới. Các lĩnh vực năng lượng, điện tử, máy móc và thiết bị sẽ tiếp tục có một năm 2022 tương đối thành công.

Nguồn: CNBC

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
15 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.