Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ không bao giờ bình thường trở lại

16/02/2022 18:37
Hoạt động thương mại toàn cầu bị tổn thất không khác gì sau chiến tranh. Chuỗi cung ứng trên thế giới, từng bị tổn thương sâu sắc, dù đang hồi phục nhưng vẫn rất ‘đau đớn’, khiến lạm phát trở nên nghiêm trọng đến mức các ngân hàng trung ương hết sức bối rối.

Đang xuất hiện ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm nhiễu loạn các dự báo về lạm phát của các ngân hàng trung ương, hạn chế đà phục hồi kinh tế và thu hẹp tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các kênh thương mại đã trở nên tắc nghẽn đến mức có thể sẽ kéo dài đến năm 2023, khi hoạt động kinh doanh của các ngành trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch (giả định rằng đại dịch sẽ không gây tổn thất nhiều hơn nữa).

"Chúng tôi hy vọng vào nửa cuối năm nay, tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng và thiếu hụt hàng hóa sẽ giảm dần", CEO của tập đoàn thực phẩm Kellogg, ông Steve Cahillane nói.

Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng "Phải đến năm 2024 chuỗi cung ứng mới trở lại bình thường, bởi mọi thứ đã bị ‘biến dạng’".

Hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ phải đối mặt với bất cứ thứ gì tương tự như đại dịch Covid-19.

Bắt đầu từ năm 2020, các công ty đã phản ứng với sự suy thoái kinh tế bằng cách hủy bỏ kế hoạch sản xuất cho năm tiếp theo. Tổn thất của điều này chỉ được hạn chế bởi nhu cầu tăng cao nhờ việc triển khai tiêm chủng vắc – xin một cách nhanh chóng và các chương trình kích thích kinh tế - tài chính trên diện rộng ở khắp nơi trên thế giới để kích thích người dân chi tiêu.

Các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19 đã dẫn tới tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa, và chi tiêu của người tiêu dùng chuyển hướng từ dịch vụ sang hàng hóa.

Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã ví sự ‘sụp đổ’ này giống như hậu quả của Thế chiến thứ hai, khi nhu cầu bùng nổ và các công ty phải nhanh chóng khôi phục lại sản xuất theo hướng chuyển từ hàng quân sự sang hàng dân dụng.

Các nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu như Đức đã bị tổn thất lớn do sự hồi phục kinh tế bị kìm hãm bởi tắc nghẽn chuối cung ứng khiến các nhà máy của họ thiếu nguyên liệu trầm trọng, trong khi chi phí vận chuyển tăng cao và giá nhiên liệu tăng vọt đẩy lạm phát của Mỹ lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ.

Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ không bao giờ bình thường trở lại - Ảnh 1.

Tắc nghẽn nguồn cung ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tới tăng trưởng kinh tế.

Những thông điệp trái chiều về chuỗi cung ứng

Giờ đây, biến thể Omicron vẫn đang lây lan nhanh chóng nhưng gây ra những triệu chứng nhẹ hơn cho người mắc, cho phép các cơ quan chức năng nới lỏng các hạn chế chống Covid-19, nhưng vẫn có những dấu hiệu cho thấy nguồn cung vẫn trong tình trạng khó khăn và có thể sẽ còn tiếp tục không ổn định.

Kết quả khảo sát của Viện Quản lý nguồn cung của Mỹ (ISM) cồn bố mới đây cho thấy những dấu hiệu hoạt động giao hàng từ các nhà cung cấp của Mỹ được cải thiện tháng thứ 3 liên tiếp, trong khi các nhà nhập khẩu châu Âu cũng cho biết áp lực về nguồn cung đã giảm bớt.

Thông tin từ IHS Markit cho biết: "Mặc dù những hạn chế trong chuỗi cung ứng tiếp tục cản trở tăng trưởng, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy giai đoạn khó khăn nhất đã lùi về phía sau, một yếu tố góp phần làm giảm nhẹ lạm phát giá mua hàng".

Những tín hiệu đó khiến các ngân hàng trung ương gia tăng kỳ vọng rằng áp lực lạm phát sẽ giảm một cách rõ rệt vào cuối năm nay. Tuy nhiên, các tín hiệu phát đi từ các thị trường cho thấy những thông điệp trái chiều, tốt xấu lẫn lộn.

Soren Skou, người đứng đầu tập đoàn vận tải biển khổng lồ - Maersk, tuần này cho biết ông cho rằng sẽ có nhiều người trở lại làm việc tại các cảng, nhiều tàu đóng mới sẽ đi vào hoạt động và người tiêu dùng sẽ bắt đầu gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ. "Vào một thời điểm nào đó trong năm nay, chúng ta sẽ thấy tình hình bình thường hơn lúc này", ông Skou dự đoán.

Trong khi đó, giám đốc của công ty vận tải Đức Hapag Lloyd cho rằng ​​tình trạng tắc nghẽn việc giao hàng và giá cước sẽ giảm trong quý II năm nay, song ẩn số ở lĩnh vực này là trên thực tế, đến bao giờ tình trạng tắc nghẽn mới hoàn toàn biến mất, và trong thời gian tới, thời gian giao hàng sẽ mất bao lâu?

Công ty vận hành chuỗi cung ứng Sea-Intelligence cho biết tình trạng tắc nghẽn hiện tại chưa từng có trong tiền lệ, nhưng kinh nghiệm từ quá khứ cho thấy sẽ mất khoảng 8-9 tháng để các mạng lưới cảng và logistics nội địa phục hồi. Giám đốc điều hành của Sea-Intelligence, Alan Murphy, đã phân tích về xu hướng hiện tại so với những dữ liệu của quá khứ về sự chậm trễ trung bình của hệ thống vận tải thủy do sự gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra.

Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ không bao giờ bình thường trở lại - Ảnh 2.

Chỉ số cước vận tải biển Baltic.

Chuỗi cung ứng sẽ không bao giờ trở về hoàn toàn như trước Covid-19.

Mọi câu chuyện đang bàn đều chưa đề cập đến khả năng có thể xảy ra những tác động khác lên chuỗi cung ứng vốn đang rất căng thẳng.

Trong khi đó, các công ty Toyota, General Motors, Ford và công ty mẹ Stellantis của Chrysler hôm 10/2 cho biết hoạt động sản xuất của họ tại các nhà máy ở Bắc Mỹ đã bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu phụ tùng bắt nguồn từ các cuộc biểu tình phản đối đại dịch của những người lái xe tải Canada.

Trong khi đó, các lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhật Bản và Đức đều cho biết họ rất lo ngại rằng tình trạng tắc nghẽn sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu chính sách zero-COVID của Trung Quốc - bao gồm cả việc phong tỏa toàn bộ các thành phố - được triển khai toàn diện nhằm chống lại sự bùng phát của Omicron tại các địa phương.

Đối với người tiêu dùng, sẽ phải mất một thời gian trước khi họ có thể cảm nhận được những áp lực hữu hình từ chuỗi cung ứng, nhưng mỗi người tiêu dùng hãy đừng kỳ vọng rằng giá cả hoặc nguồn cung mọi thứ sẽ quay trở lại như trước khi xảy ra đại dịch.

Các giám đốc điều hành của các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất hàng hóa khác đều dự đoán giá hàng loạt các nguyên liệu thô sẽ tăng trong năm nay, do đó họ đang lên kế hoạch tăng giá sản phẩm để bù đắp một phần chi phí tăng.

Nhà sản xuất mô tô Harley-Davidson của Mỹ cho biết họ đang giải quyết tình trạng lượng xe dự trữ hạn chế bằng cách đưa ra hệ thống cho khách hàng mua xe đặt trước.

Jens Bjorn Andersen, giám đốc điều hành của tập đoàn vận tải và hậu cần DSV, cho biết mọi thứ đã thay đổi đến mức bất cứ điều gì xảy ra thì thứ đó cũng sẽ đều không giống như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. "Tôi không bao giờ dùng từ bình thường hóa", ông Andersen nói.

Tham khảo: Reuters

https://cafef.vn/chuoi-cung-ung-toan-cau-se-khong-bao-gio-binh-thuong-tro-lai-20220216001322638.chn

Tin mới

‘BMW Việt Nam đã thay đổi, phải như thế mới bán được xe’
10 phút trước
Theo chuyên gia Lê Thượng Tiến, việc BMW Việt Nam đã tổ chức sự kiện lái thử nhiều hơn là đúng đắn khi doanh số đã tăng. Tuy nhiên, hãng cần mở rộng quy mô ra nhiều tỉnh khác chứ không chỉ dừng lại ở các thành phố lớn.
Ứng dụng BYD giá 15 triệu đồng cho chủ xe tại Việt Nam: Mở, khóa xe, bật điều hòa từ xa, kiểm tra tình trạng pin xe
4 phút trước
Ứng dụng mới của BYD được giới thiệu cùng với mẫu Sealion 06 ra mắt, cho phép chủ xe thực hiện một số thao tác quản lý xe từ xa.
Vụ lòng xe điếu dài 40 m: Thông tin bất ngờ từ cuộc kiểm tra "Lòng chát quán"
15 phút trước
Qua kiểm tra, chủ cơ sở "Lòng chát quán" chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc bộ lòng xe điếu "dài 40 m" mua từ năm 2024.
Toyota Corolla Cross 2026 ra mắt: Đèn LED mới, mâm mới, màn hình lớn, máy hybrid mạnh hơn, có bản thể thao, về Việt Nam dễ hot
26 phút trước
Bản nâng cấp facelift tiếp theo của Toyota Corolla Cross mang diện mạo thể thao và nhiều nâng cấp đáng giá. Phiên bản GR Sport hứa hẹn mang đến trải nghiệm lái phấn khích hơn với hệ thống treo tinh chỉnh
Nội tạng heo, gà, trứng non... bán tràn lan trên chợ mạng với giá rẻ bất ngờ
56 phút trước
Nhiều hội nhóm chuyên kinh doanh thực phẩm đông lạnh như heo, bò, gà, hải sản, cá viên... hàng ngày liên tục rao bán với giá khá rẻ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.706.132 VNĐ / tấn

172.30 JPY / kg

0.00 %

- 0.00

Đường

SUGAR

10.016.295 VNĐ / tấn

17.50 UScents / lb

2.16 %

+ 0.37

Cacao

COCOA

235.421.602 VNĐ / tấn

9,068.00 USD / mt

1.41 %

- 130.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.952.074 VNĐ / tấn

396.52 UScents / lb

0.37 %

+ 1.48

Gạo

RICE

14.700 VNĐ / tấn

12.44 USD / CWT

2.13 %

- 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.862.709 VNĐ / tấn

1,033.90 UScents / bu

0.27 %

- 2.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.583 VNĐ / tấn

294.80 USD / ust

0.07 %

+ 0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Trái bưởi tươi Việt Nam vào thị trường Australia
26 phút trước
Bưởi Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia nếu tuân thủ đầy đủ các biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại và quy trình kiểm dịch thực vật.
'Vua trái cây' rớt giá thảm: Đằng sau việc nhà nhà, người người trồng sầu riêng
6 giờ trước
"Hiện nay nhà nhà trồng sầu riêng, nhưng lại thiếu quy hoạch vùng trồng, thiếu sự liên kết với doanh nghiệp thu mua. Đặc biệt, thiếu thông tin thị trường xuất khẩu. Nhiều người cứ thấy giá lên là trồng ồ ạt, đến lúc thu hoạch đồng loạt bị ùn ứ, rớt giá là tất yếu", ông Lưu Hoàng Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Bảo Thi - cho hay.
Tập đoàn Việt 50 năm tuổi làm một thứ quan trọng cho xe VinFast: So với đồ thường mới biết hóc búa cỡ nào
23 giờ trước
Món đồ đơn vị Việt này làm cho VinFast có sự khác biệt rất lớn so với sản phẩm của các mẫu xe thông thường.
Mỹ tăng cường đưa hàng trăm nghìn tấn hàng quan trọng vào Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tạo ra sản phẩm được nửa thế giới tranh mua
23 giờ trước
Mặt hàng tỷ đô này của Việt Nam đã phủ sóng hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.