Lá trầu Bà Điểm có hương vị đặc trưng mà các vùng miền khác không có được. Ảnh: Nguyên Vỹ
Hình ảnh 18 Thôn vườn trầu không còn nhiều ở xã Bà Điểm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tốc độ đô thị hóa và đầu ra bấp bênh là những nguyên nhân khiến các vườn trầu thu hẹp diện tích. Ảnh: Nguyên Vỹ
Hình ảnh hoa cau vườn trầu cũng chỉ còn là những ký ức nhạt mờ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Cấp là một trong những chủ vườn hiếm hoi còn giữ nghề truyền thống. Ảnh: Nguyên Vỹ
Khó nhất là phải tìm thêm đất mới để vun gốc thường xuyên thì dây trầu mới tốt. Ảnh: Nguyên Vỹ
Việc chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng khác ở Bà Điểm cũng chưa nhiều tín hiệu khả quan. Các ruộng lúa năng suất thấp trước kia được chuyển đổi sang trồng rau răm vì có thị trường tiêu thụ tốt hơn cũng đang thay thế dần hình ảnh những vườn trầu.
Thị trường đầu ra của lá trầu bấp bênh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trong nỗ lực giữ lại màu xanh 18 Thôn vườn trầu ngày xưa, từ năm 2010, Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (xã Xuân Thới thượng, Hóc Môn) được Thành ủy TP.HCM chọn làm nơi tái hiện vườn trầu từ nguồn ngân sách của huyện.
Nhiều diện tích đất nông nghiệp ở xã Bà Điểm đã chuyển sang trồng rau răm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mô hình tái hiện 18 Thôn vườn trầu ở Khu di tích Ngả Ba Giồng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Những nghệ nhân coi việc chăm sóc trầu để khây khỏa nỗi nhớ nghề. Ảnh: Nguyên Vỹ