Sau gần 30 năm phục vụ 5 đời tổng thống Mỹ, chuyên cơ tổng thống Air Force One (không lực 1) hiện tại - được tùy chỉnh từ máy bay Boeing 747 - chuẩn bị được thay mới. Nó sẽ được thay bằng chiếc Boeing 747-8i và phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Dù Air Force One là tên gọi của bất kỳ chiếc Không lực nào chở tổng thống Mỹ, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ chuyên cơ màu xanh-trắng biển tượng với dòng chữ "United States of America" trên thân. Chiếc Air Force One hiện tại đã phục vụ nhiều đời tổng thống Mỹ trong hầu hết các chuyến đi của họ trên khắp thế giới.
Trong khi đó, với Boeing 747-8i, chuyên cơ Air Force One có diện tích lớn hơn và vận hành hiệu quả hơn so với đời trước.
Dưới đây là những điều ít biết về chương trình thay thế chuyên cơ Air Force One của chính phủ Mỹ, theo Business Insider.
CHƯƠNG TRÌNH TRỊ GIÁ HƠN 5 TỶ USD
Air Force One - Ảnh: Shutterstock
Theo DefenseOne, bất chấp nỗ lực giảm chi phí của Không quân Mỹ và chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump, chương trình thay thế chuyên cơ tổng thống dự kiến tiêu tốn 5,3 tỷ USD. Con số này bao gồm tiền mua máy bay - khoảng 800 triệu USD nếu mua mới - cũng như chi phí hoàn thiện nội thất, tùy chỉnh các chi tiết đặc biệt và một nhà chứa máy bay mới tại căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland.
Theo DefenseOne, thông tin về giá trị của chiếc máy bay có độ bảo mật cao và Boeing đang giữ bí mất này.
Chương trình thay thế chuyên cơ Air Force One gần đây nhất được thực hiện dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và hoàn thành dưới thời Tổng thống George H.W. Bush với chi phí chỉ 600 triệu USD, theo LA Times.
4 LỰA CHỌN TIẾT KIỆM CHI PHÍ
Cựu Tổng thống Donald Trump và cựu CEO Boeing Dennis Muilenburg - Ảnh: Reuters
Chương trình thay thế chuyên cơ tổng thống được bắt đầu lên kế hoạch từ thời Tổng thống Barrack Obama nhưng người kế nhiệm Donald Trump đóng góp nhiều nhất vào quá trình xúc tiến. Năm 2016, ông Trump khi đó mới đắc cử đã công khai phàn nàn về chi phí quá lớn cho chương trình này - được ông công bố là hơn 4 tỷ USD.
"Boeing đang chế tạo một chiếc Air Force One 747 hoàn toàn mới cho các tổng thống tương lai, nhưng chi phí nằm ngoài tầm kiểm soát, hơn 4 tỷ USD", Trump cho biết trong một dòng đăng tải trên Twitter. "Hủy ngay đơn đặt hàng!"
Dennis Muilenburg, CEO của Boeing khi đó đã gặp mặt ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Largo của gia đình tổng thống ở Palm Beach, Florida để thảo luận về các phương án thay thế nhằm giảm chi phí của chương trình với 4 lựa chọn, theo DefenseOne.
Một lựa chọn trị giá 4,2 tỷ USD là mua 2 chiế 747-8i mới nhưng chỉ cài đặt các công năng dành cho tổng thống trên một chiếc và chiếc còn lại chỉ lắp đặt nội thất VIP tiêu chuẩn. Lựa chọn thứ 2 trị giá 3,8 tỷ USD là chỉ một một chiếc 747-8i mới và giữ lại một chiếc 747 hiện tại. Hai lựa chọn với chi phí thấp hơn là mua hai chiếc 747-8i mới nhưng bỏ một số yêu cầu của Không quân Mỹ hoặc chỉ lắp đặt nội thất VIP thay vì các chi tiết phục vụ tổng thống. Theo DefenseOne, tất cả những đề xuất này đều bị từ chối thẳng thừng.
SỔ TAY HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH TRỊ GIÁ 84 TRIỆU USD
Chuyên cơ tổng thống mới sẽ được sơn lại hoàn toàn - Ảnh: Getty
Hồi tháng 4/2020, Không quân Mỹ cho biết Boeing sẽ soạn thảo một sổ tay hướng dẫn vận hành cho chuyên cơ Air Force mới với chi phí 84 triệu USD, theo DefenseOne. Sổ tay này sẽ có hơn 100.000 trang và không được giao cùng máy bay bởi phải tới tháng 1/2025 mới được hoàn thành. Khoản chi phí này nằm trong tổng chi phí 5,3 tỷ USD của chương trình.
AIR FORCE ONE MỚI SẼ PHỤC VỤ 30 NĂM
Cựu Tổng thống Donald Trump rời khỏi máy bay Air Force One - Ảnh: Getty
Giống như hầu hết máy bay khác, hai chiếc chuyên cơ mới của tổng thống Mỹ sẽ chỉ phục vụ trong 20-30 năm. Hai chuyên cơ hiện tại đã phục vụ hơn 30 năm với chuyến bay đầu tiên phục vụ Tổng thống Bush vào năm 1990 và 1991.
Tuổi thọ của 2 chuyên cơ này tương tự như hầu hết máy bay chở khách và chở hàng trên thế giới. Boeing cũng tuyên bố sẽ "khai tử" chương trình 747 sau hơn nửa thế kỷ khai thác. Hãng hàng không Atlas Air dự kiến sẽ nhận 4 chiếc Boeing 747 cuối cùng vào năm 2022.
TẦM BAY GẦN 11.000 KM, TIẾP NHIÊN LIỆU TRÊN KHÔNG
Hai chuyên cơ mới có tầm bay gần 11.000 km, ngắn hơn so với một số chuyên cơ cá nhân từ các hãng Gulfstream và Bombardier và cả hai chiếc Air Force One hiện tại (tầm bay không giới hạn). Nguyên nhân là máy bay này có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Khả năng đặc biệt này giúp tổng thống có thể tiếp tục bay trong trường hợp không có nơi để hạ cánh tiếp nhiên liệu (ví dụ trong thời chiến). Theo nguồn tin từ Không quân Mỹ, tính năng này chưa bao giờ được sử dụng, ngoại trừ trong bộ phim Hollywood "Air Force One".
Tuy vậy, tầm bay 11.000 km cũng đủ để tổng thống bay không dừng từ thủ đô Washington tới các điểm như Tokyo, Riyadh và Tel Aviv.
TIẾT KIỆM 1,9 TỶ USD
Boeing 747-8i có khả năng tiếp nhiên liệu trên không - Ảnh: DVIDS
Máy bay Boeing 747-8i sử dụng động cơ thế hệ mới của General Electric giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn so với chuyên cơ Air Force One hiện tại. Theo DefenseOne, chuyên cơ mới sẽ giúp tiết kiệm khoảng 1,9 tỷ USD cho Không quân Mỹ.
Dù có diện tích lớn hơn, chiếc Boeing 747-8i có sức chứa 71 hành khách, tương tự chuyên cơ cũ. Điều này đồng nghĩa máy bay sẽ dành nhiều không gian hơn cho các tiện ích như văn phòng làm việc của tổng thống, khu vực liên lạc, y tế hoặc phòng ngủ riêng.
ÔNG BIDEN LÀ HÀNH KHÁCH ĐẦU TIÊN
Ông Biden sẽ là hành khách đầu tiên của chuyên cơ tổng thống mới - Ảnh: AP
Ông Trump đã có chuyến bay cuối cùng trên chuyên cơ Air Force One vào buổi sáng 20/1, khi ông Biden chuẩn bị cử hành lễ nhậm chức. Cựu tổng thống đã bay về khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của gia đình ở Florida. Theo đó, ông Trump sẽ không phải là hành khách đầu tiên của chuyên cơ tổng thống mới.
Hai chuyên cơ mới dự kiến bắt đầu được đưa vào khai thác vào năm 2024 và ông Biden sẽ là tổng thống đầu tiên được sử dụng. Ông Trump sẽ không bao giờ được đặt chân lên đây dù đã dành nhiều công sức để cắt giảm chi phí cho chương trình thay chuyên cơ, trừ phi được ông Biden hoặc các tổng thống tương lai mời.