Chuyện con cá "quý tộc" ở Lào Cai: Cá hồi gặp "hạn", cá tầm giá cao2

26/03/2020 13:25
(Dân Việt) Trong khi con cá hồi đang “gặp hạn”, không tiêu thụ được vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì người nuôi cá tầm ở Lào Cai vẫn đang yên tâm bởi việc tiêu thụ vẫn bình thường, không bị cạnh tranh bởi các nguồn cá nhập lậu từ Trung Quốc.

Hàng trăm tấn cá "quý tộc" nằm bể

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cá nước lạnh Lào Cai cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đa phần người nuôi cá hồi ở Lào Cai lâm cảnh ế ẩm sản phẩm nuôi trồng. Các nhà hàng, quán ăn đóng cửa, không bán được cá nên nhiều chủ trại chỉ còn cách rao bán cá "quý tộc" qua mạng xã hội (Facebook) nhưng lượng tiêu thụ cũng chỉ nhỏ giọt.

chuyen con ca "quy toc" o lao cai: ca hoi gap "han", ca tam gia cao hinh anh 1

Do không tiêu thụ được, hiện người nuôi cá hồi ở Lào Cai như "ngồi trên đống lửa". Ảnh: T.Q

Theo ông Hải, hiện Hội Cá nước lạnh Lào Cai có trên 200 thành viên, với sản lượng cá hồi đang nằm bể thời điểm này lên đến hàng trăm tấn. Ngoài 25 trang trại lớn, còn lại phần lớn là các hộ nuôi cá nhỏ lẻ ở địa phương, phần đông là bà con đồng bào dân tộc Thái, Dao.

"Hiện đang vào thời điểm giao mùa, nước về ít khiến cá hồi dễ bị bệnh. Vì thế nếu không bán được các lứa cá này, bà con sẽ bị thiệt hại rất lớn, thậm chí sẽ có nhiều hộ sẽ trắng tay, phá sản" - ông Hải chia sẻ.

Thông thường như mọi năm, vào mùa này bà con nuôi cá nước lạnh (trong đó chiếm 70% là hộ nuôi cá hồi) tại Sa Pa, Bát Xát... đang vào thời điểm thu hoạch cá sôi động, chủ yếu là phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mọi đầu mối tiêu thụ cá đều đóng băng, khiến bà con ở đây rơi vào tình cảnh thê thảm chưa từng có.

"Hộ ít cũng có vài tấn, hộ nhiều thì đang ôm hàng chục tấn, đều đang chung cảnh ế ẩm. Hy vọng lớn nhất của bà con hiện giờ là bán hàng online, nhưng cũng không ăn thua, nhiều hộ chỉ còn biết "nằm chờ" vỡ nợ thôi" - ông Hải ngậm ngùi nói. Theo ông Hải, trong số hàng trăm hộ đầu tư vào nuôi cá đặc sản ở các vùng của Lào Cai có đến trên 80% số hộ vay lãi ngân hàng, nợ ngoài. Đến giờ cá không bán được, nhiều triệu phú, tỷ phú cá đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

"Để chia sẻ với bà con nuôi cá nước lạnh trên địa bàn, chúng tôi đã gửi kiến nghị, đề xuất lên tỉnh, các ngân hàng, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi xin có chính sách hỗ trợ khoanh nợ, giãn nợ cho bà con, nhưng đến giờ vẫn chưa có hồi âm" - ông Hải bộc bạch.

chuyen con ca "quy toc" o lao cai: ca hoi gap "han", ca tam gia cao hinh anh 2

Nhiều trang trại ở Lào Cai đã đầu tư máy móc để chế biến cá hồi, cá tầm cung cấp cho thị trường.  Ảnh: T.Q

Trong số những "con nợ" lớn ở Séo Mý Tỷ (huyện Sa Pa) có anh Vũ Dương. Trải qua 6 năm nuôi cá trên lòng hồ, có 4 lần anh "thua bạc" với trời, dịch bệnh. Trong đó, lần nặng nhất là tháng 4/2016, đàn cá của anh bị dịch bệnh chết nổi trắng cả khu nuôi, thiệt hại gần 3 tỷ đồng.

Đến giờ anh Dương đang phải trang trải món nợ gần chục tỷ đồng (gồm hơn 2 tỷ vay ngân hàng, 5 tỷ vay lãi ngoài...). Tuy nhiên anh không biết trông vào đâu để trả số nợ “khủng” này vì toàn bộ tài sản là những bể cá hồi với sản lượng trên dưới 20 tấn chưa bán được.

"Cá tầm còn để trong lồng nuôi cầm cự, nhưng cá hồi đang cần phải "giải cứu" khẩn cấp. Chúng tôi đã dùng đủ mọi cách, giảm giá về dưới giá thành chăn nuôi nhưng cũng không có mấy người hỏi mua. Hiện nhiều trại cá nhỏ ở Sa Pa đã kiệt quệ phải đóng cửa, một số các trại cá lớn như gia đình tôi may ra cũng chỉ cầm cự được 2-3 tháng nữa, rồi cũng sẽ bị hạ gục vì không có người mua" - anh Dương nói.

Không chỉ các hộ và trang trại nuôi cá hồi ở đây gặp khó khăn, ngay tại Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh (thuộc Viện Nghiên cứu Thủy sản 1), trụ sở tại Thác Bạc (Sa Pa) cũng đang tồn kho hàng chục vạn con cá giống.

"Chúng tôi đang rất trăn trở, nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài thì việc cung cấp cá giống cho bà con các tỉnh cũng sẽ gặp thách thức lớn"- ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh thông tin.

Người nuôi cá tầm vẫn “sống khoẻ”

Là một trong những chủ trang trại gặp may mắn ở Sa Pa, năm nay bà Nguyễn Thị Nhàn (xã Tả Van) đầu tư nuôi trên 50 bể cá, trong đó có hơn 30 bể cá tầm. Bà Nhàn tiết lộ, do dịch bệnh Covid-19 nên nguồn cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam bị "cắt đứt" hẳn, điều này giúp người nuôi cá trong nước ít nhiều được hưởng lợi.

Mới đây, trang trại nhà bà Nhàn xuất bán hơn 1 tạ cá tầm cho khách ở Nghệ An với giá trên 200.000 đồng/kg. "Dù nhu cầu tiêu thụ cá tầm trong nước giảm nhiều do dịch Covid-19 nhưng chúng tôi vẫn bán lẻ được với giá cao hơn trước khi có dịch khoảng trên dưới 40.000 đồng/kg" - bà Nhàn phấn khởi khoe.

Theo bà Nhàn, do chăn nuôi ở môi trường sạch, nguồn nước không bị ô nhiễm nên cá tầm tại trang trại của bà luôn phát triển tốt. "Đến giờ đàn cá của tôi đã đạt trọng lượng trên 2kg/con, có thể xuất bán nhưng nếu chúng tôi để nuôi lâu hơn, cá càng lớn (cá tầm có thể đạt trọng lượng lên đến vài chục kg/con) sẽ càng được giá cao hơn" - bà Nhàn khẳng định.

Ông Tô Sơn - chủ một trang trại cá nước lạnh ở huyện Tuần Giáo (Điện Biên) cho rằng, dù đại dịch Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ cá nước lạnh gặp khó khăn, nhưng bà con vẫn túc tắc bán được, người tiêu dùng vẫn thích ăn cá nước lạnh. Vì thế bà con không nên quá lo lắng, bán tống bán tháo. Khó khăn trước mắt chỉ là tạm thời, sau khi dịch được kiểm soát tốt, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.938.781 VNĐ / tấn

21.31 UScents / lb

0.28 %

- 0.06

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

164.403.340 VNĐ / tấn

293.45 UScents / lb

0.52 %

- 1.52

Gạo

RICE

17.540 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.33 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.122.249 VNĐ / tấn

976.96 UScents / bu

0.08 %

- 0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.098.315 VNĐ / tấn

289.10 USD / ust

0.10 %

- 0.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
8 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
8 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
10 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
11 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.