Chuyển container tôm Sài Gòn ra Hà Nội đắt gấp đôi sang Mỹicon

Vận chuyển 1 container tôm từ TP.HCM ra tới Hà Nội mất 80 triệu đồng, gấp đôi chi phí vận chuyển ra nước ngoài. Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng chi phí logistics hiện quá cao đang cản đường tiêu thụ nông sản Việt.

Vận chuyển 1 container tôm từ TP.HCM ra tới Hà Nội mất 80 triệu đồng, gấp đôi chi phí vận chuyển ra nước ngoài. Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng chi phí logistics hiện quá cao đang cản đường tiêu thụ nông sản Việt.

 

Chi phí cho logistics đang quá cao

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những hiệp định song phương, đa phương đã và đang góp phần mang nhiều cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam tham gia các thị trường lớn, đặc biệt là lĩnh vực nông sản.

Bên cạnh những ưu thế về tài nguyên và đa dạng trong sản xuất, chế biến thì nông sản Việt Nam cũng có những hạn chế như quy mô sản xuất, chất lượng và số lượng là những nguyên nhân thường thấy khiến nông sản khó chinh phục các thị trường lớn. Tuy nhiên, vấn đề nan giải không kém là hạ tầng và dịch phụ logistics cho nông sản Việt Nam, dù nhiều lần bàn thảo nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu.

Hiện chi phí logistics cho nông sản Việt Nam quá cao, lên tới 25% tổng giá trị hàng hóa, ở một số mặt hàng thậm chí còn cao hơn rất nhiều, là nguyên nhân chính dẫn đến giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại các thị trường tiềm năng.

Chuyển container tôm Sài Gòn ra Hà Nội đắt gấp đôi sang Mỹ
Theo các doanh nghiệp, chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt

Chia sẻ về vấn đề này tại Hội nghị trực tuyến: “Cắt giảm chi phí logistics - Giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt" ngày 9/7, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Minh Phú Lê Văn Quang cho rằng, chi phí vận chuyển nội địa quá cao đang cản đường tiêu thụ nông sản của nhiều doanh nghiệp.

Ông dẫn chứng, chi phí vận chuyển một container tôm từ Việt Nam sang Mỹ chỉ hết 41 triệu đồng, từ Việt Nam sang Nhật Bản là 16 triệu đồng, nhưng từ TP.HCM ra Hà Nội mất 80 triệu đồng. 

Tương tự, từ TP.HCM đến biên giới Trung Quốc mất 100 triệu đồng. Trong khi, Ecuador cũng vận chuyển sang Trung Quốc nhưng chi phí chưa bằng một nửa. Theo ông Quang, điều đó vô cùng nghịch lý.

Là chủ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu 14.000 tấn chuối sang Malaysia, Singapore, Hàn Quốc trong năm 2019, ông Võ Quan Huy (Đức Huệ, Long An) thừa nhận, chi phí logistics đang rất cao, chiếm khoảng 30% chi phí sau thu hoạch.

"Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2020, chi phí logistics tăng tới 45%, trong đó cước tàu biển tăng tới 40% do những tác động của dịch Covid-19", ông Huy nói. Việc các thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi chính sách kiểm dịch thực vật đã tác động lớn đến chi phí logistics. 

Theo ông Nguyễn Duy Minh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, các yếu tố làm tăng chi phí logistics bao gồm: chi phí vận chuyển cao, các phụ phí và phí địa phương cao do các hãng vận chuyển nước ngoài áp vào cho chủ hàng, hạn chế về cảng và cơ sở hạ tầng, các tỉnh thành đưa ra các phí hạ tầng mới, chi phí về kiểm tra chuyên ngành.

Ông Minh dẫn số liệu từ một nghiên cứu về chuỗi cung ứng rau củ quả cho thấy, chi phí logistics trong chuỗi này chiếm tới 20,9%. Trong đó, 61% liên quan đến vận tải, 20% liên quan đến xếp dỡ, 14% lưu trữ, 5% bao bì.

Quy hoạch đường sông, đường biển để giảm phí vận chuyển

Ông Lê Văn Quang cho rằng quá nhiều trạm thu phí đường bộ đã đẩy chi phí vận tải lên cao. Trong khi đó, hệ thống đường biển, đường sông của nước ta rất thuận lợi nhưng không phát huy tác dụng do không có cảng nội địa.

Vận chuyển đường sông chi phí chỉ bằng 1/10 so với đường bộ. Chính vì vậy, ông đề nghị cơ quan chức năng tính đến vấn đề quy hoạch đường sông, đường biển để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Chuyển container tôm Sài Gòn ra Hà Nội đắt gấp đôi sang Mỹ
Chi phí vận chuyển bằng đường biển, đường sống rất thấp, song cần có quy hoạch và đầu tư 

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Quốc Toản góp ý, cần có quy hoạch logistics theo vùng, theo loại hình để thúc đẩy liên kết giữa các địa phương nhằm hình thành các trung tâm vận chuyển, logistics hiện đại, từ đó, đạt được sự liên kết giao thông, cảng biển, hàng không...

Khu vực chế biến thường được đặt trong các khu công nghiệp, nếu không gần vùng nguyên liệu thì sẽ khiến giá thành tăng, hao hụt trong vận chuyển sau thu hoạch. Theo ông Toản, cần có từng đề án căn cơ cho từng vùng Bắc Bộ, Tây Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL,... để tối ưu hóa được quy hoạch vùng nhằm giảm chi phí logistics.

Để tháo tháo gỡ vấn đề logistics trong lĩnh vực nông sản, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lưu ý, việc đầu tư các trung tâm logistics nông sản quy mô lớn, tập trung, phục vụ cho cả một vùng giúp hàng hóa nông sản đảm bảo yếu tố lưu trữ, thời gian bảo quản dài, từ đó phân phối về các siêu thị, cửa hàng là hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, vai trò vận chuyển của đường sông, đường biển giá thành rẻ nhưng lại phụ thuộc vào bến bãi và phương tiện bốc xếp. Do đó, cần nhìn nhận vai trò của hình thức vận chuyển này từ đó có sự đầu tư phù hợp.

Ông mong muốn các doanh nghiệp nông sản có sự thay đổi nhận thức trong sử dụng dịch vụ logistics, tăng cường dịch vụ thuê ngoài hay thay đổi hành vi trong thương mại quốc tế nếu có làm xuất nhập khẩu. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi từ đó doanh nghiệp giành quyền chủ động xử lý các khâu trong logistics và đưa các doanh nghiệp logistics nội vào sâu hơn trong chuỗi thương mại quốc tế.

“Bản thân các chủ hàng cần trang bị kiến thức logistics cũng như quản trị chuỗi cung ứng tốt, tổ chức sản xuất tinh gọn, hiệu quả để từ đó cắt giảm chi phí logistics”, ông Hải nhấn mạnh.

Tâm An

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
11 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
2 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
3 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
3 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.853.571 VNĐ / tấn

21.15 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.778.706 VNĐ / tấn

306.50 UScents / lb

0.01 %

+ 0.03

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.200.667 VNĐ / tấn

984.99 UScents / bu

0.08 %

- 0.76

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.212.031 VNĐ / tấn

293.05 USD / ust

1.00 %

- 2.95

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
6 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
8 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.