Chuyện cuối tuần: Chú chủ tiệm, ông lão mua xe, cậu bé xếp dép và bài học kinh doanh tử tế "Tạo ra khách hàng không đơn giản chỉ là bán hàng"

16/09/2018 10:09
Nếu bạn nói với nhân viên hãy làm tăng doanh số, họ sẽ chỉ tập trung bán hàng, còn nếu bạn nói rằng hãy tạo ra những khách hàng trung thành, họ sẽ hướng khách hàng làm trung tâm - và đây là chiến lược lâu dài.

Những ngày đầu tháng 9 này hàng triệu học sinh nô nức tựu trường đón năm học mới, câu chuyện về cậu bé xếp dép cho các bạn dã ngoại năm ngoái lại một lần nữa được nhắc tới.

Cũng vào dịp cuối hè năm ngoái, hình ảnh một cậu bé nhặt ve chai đang ngồi cần mẫn xếp lại những đôi dép cho các bạn nhỏ đang vui chơi dã ngoại gần đó được một cư dân mạng tung lên. Hình ảnh đẹp đã có sức lan tỏa nhanh chóng, danh tính và hoàn cảnh của cậu bé nghèo nhanh chóng được tìm thấy. Cậu bé có một cái tên rất đẹp: Nguyễn Danh Thành Đạt.

Chuyện cuối tuần: Chú chủ tiệm, ông lão mua xe, cậu bé xếp dép và bài học kinh doanh tử tế Tạo ra khách hàng không đơn giản chỉ là bán hàng - Ảnh 1.

Ảnh Internet.

Giữa rất nhiều những mạnh thường quân ra tay giúp đỡ, thì Công ty sữa Việt Nam Vinamilk đã nhanh chóng hiện thực hóa ước mơ của 2 mẹ con. Người mẹ được nhận vào làm tại Vinamilk, cậu bé cũng thỏa mãn ước mơ được đi học mẫu giáo như bao bạn cùng trang lứa. Rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã gửi đến 2 mẹ con cậu bé nghèo.

Chính tinh thần "kinh doanh tử tế" của Vinamilk đã làm nên hành động đẹp. Không phải chỉ giúp đỡ bằng vật chất, mà một công việc ổn định cho người mẹ mới là điểm tựa để cuộc sống của cậu bé bớt khó khăn hơn, bé có thể đến trường, vui chơi như bao bạn bè khác.

Nếu không có sức lan tỏa của mạng xã hội, nếu không phải là thời đại 4.0, thì hành động đẹp của cậu bé đã không lan tỏa, để rồi cũng không có những hành động đẹp khác được thực hiện để nâng tiếp ước mơ cho cậu bé. Và nếu không có những hành động "kinh doanh tử tế" như của Vinamilk hay nhiều những doanh nghiệp khác, thì liệu ước mơ của cậu bé có thể bay xa hơn?

Hơn 1 năm trôi qua, cậu bé Thành Đạt đã qua tuổi mẫu giáo, đến cái tuổi bước chân vào lớp 1. Và thật ngạc nhiên, những cái nhìn dõi theo cậu bé vẫn không hề gián đoạn. Không quá ồn ào để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bé, cũng không quá xa cách để bỏ quên bé sau những ngày đầu hành động đẹp lan tỏa, mà vẫn còn rất nhiều ánh mắt hướng theo bé từ xa.

Biết Thành Đạt đến tuổi đi học, một ngôi trường ở Bình Dương đã quyết định miễn phí hoàn toàn cho 12 năm phổ thông của cậu bé tại ngôi trường này. Bé Thành Đạt đã được đến lớp, đã hòa nhập với thầy cô, bạn bè mới. Vinamilk cũng nhanh chóng chuyển mẹ bé về làm việc tại Bình Dương để giúp 2 mẹ con sớm ổn định cuộc sống, thuận tiện cho bé Đạt đi học.

Những hành động đẹp, những hình thức "kinh doanh tử tế" như Vinamilk, như ngôi trường ở Bình Dương và như của những ánh mắt luôn hướng về cậu bé đã luôn được lan tỏa, kết nối.

Howard Schultz – CEO của Star Buck cho rằng “Trong bối cảnh mà xã hội thay đổi không ngừng thì những thương hiệu tồn tại lâu dài là những thương hiệu được tạo dựng từ trái tim – điều đó khiến chúng bền vững và chân thật hơn. Những công ty này cũng mạnh hơn vì họ xây dựng thương hiệu dựa trên chính tâm hồn của con người, không phải từ những quảng cáo. Những công ty đúng nghĩa sẽ là những công ty tồn tại lâu dài”.

Chuyện cuối tuần: Chú chủ tiệm, ông lão mua xe, cậu bé xếp dép và bài học kinh doanh tử tế Tạo ra khách hàng không đơn giản chỉ là bán hàng - Ảnh 2.

Cậu bé Nguyễn Danh Thành Đạt trong gày khai giảng năm học mới.

Không kể đâu những doanh nghiệp lớn, những hành động lớn lao tốn nhiều công sức, tiền của. Một cửa hàng sách nhỏ nơi tôi sống cũng đang lan tỏa những hành động đẹp, những việc "kinh doanh tử tế" đến cộng đồng nơi đây.

Chú chủ tiệm nơi đây là một người còn rất trẻ, chỉ xấp xỉ 40 tuổi. Chú bắt đầu bằng một gian hàng nhỏ dưới chân một tòa chung cư với rất ít đồ dùng văn phòng phẩm phục vụ cư dân trong khu vực. Hàng chú bán cũng chẳng được bao nhiêu, vì không nhiều và đặc biệt cư dân nơi đây cũng không đông. Cũng rất ít người biết đến tên thật của chú, chủ yếu biết cái nick facebook và danh xưng chú tự đặt là "chú chủ tiệm".

Dần dần, chú mở rộng mặt hàng hơn, mang thêm về những cuốn truyện tranh, những cuốn sách truyện, tô màu… kèm với đó, xuất hiện 1 cái giá trước cửa hàng chú, để những quyển sách, báo "cho ai có nhu cầu đọc ké nếu cần".

Chẳng mấy chốc, cái kệ với mấy quyển sách ít ỏi trên giá "free" vẫn là quá ít, bọn trẻ bắt đầu vào hẳn trong tiệm "đọc cọp" và chú chủ tiệm cũng chẳng lên tiếng. Dần dần, bọn trẻ con trong khu cứ rảnh là đến đây đọc cọp, bất kể là sách cũ hay mới. Đọc mãi cũng khát nước lại ngại về nhà lấy, chú chủ tiệm lại phải làm thêm một bình nước miễn phí, để không chỉ các cháu đọc cọp, mà cả những đứa trẻ chạy chơi đâu đó cũng có thể về qua rót ly ước uống.

Tiệm sách của chú bỗng trở thành 1 nơi để bố mẹ có thể đến tìm con nếu chưa thấy chúng về nhà. Và dần dần, kể cả người lớn, ai cần sách gì cứ nói với chú, nếu tiệm không có thì rảnh chú lại qua phố "săn" giúp. Tiệm sách luôn đông người ủng hộ vì cách "kinh doanh tử tế" của chú chủ tiệm.

Tuy nhiên, với cách kinh doanh này, hẳn là chú chủ tiệm chẳng thể trang trải nổi cuộc sống. Chú vẫn miệt mài online, chia sẻ những nội dung sách hay mà chú đọc được, vẫn chia sẻ những bài học dạy trẻ mà chú tiếp xúc hàng ngày gặp phải. Những "tút" kiểu này của chú luôn tạo nên một sự hấp dẫn cho cư dân nơi đây, bởi qua đó, họ có thể tình cờ nhìn thấy hình ảnh của chính con mình trong những bài học, những câu nói vu vơ của chú chủ tiệm.

Chú chủ tiệm cũng có một cách PR rất đáng để những người kinh doanh học hỏi. Cứ mỗi cuối tuần vợ chú lại có một quầy hàng nhỏ bán những món quần áo nhỏ tại phiên chợ quê. Còn chú chủ tiệm kiếm thêm thu nhập bằng bán bảo hiểm du lịch.

Và, mỗi khi đang hăng say đọc những review rất hay của chú về một quyển sách, một chủ đề nào đó, thì cuối đoạn, thế nào bạn cũng bắt gặp 1 nội dung nào đó liên quan đến gian hàng cuối tuần của vợ chú hay việc bán bảo hiểm của chú mà không khiến người đọc thấy khó chịu, thậm chí còn rất vui với những thông tin được "cài cắm" thêm đó.

Chuyện cuối tuần: Chú chủ tiệm, ông lão mua xe, cậu bé xếp dép và bài học kinh doanh tử tế Tạo ra khách hàng không đơn giản chỉ là bán hàng - Ảnh 3.

"Kinh doanh tử tế" luôn có đất sống ở mọi nơi. Với những người kinh doanh tử tế, người tiêu dùng cũng dễ dàng chấp nhận những hình thức PR thú vị mà họ dùng thay vì vẻ khó chịu như khi bắt gặp một nội dung quảng cáo, hay những quảng cáo trá hình của ai khác. Thậm chí chính những người tiêu dùng thông thái cũng là những "cửa miệng" PR hộ cho những người kinh doanh tử tế một cách chân tình.

Nếu bạn nói với đội nhân viên bán hàng rằng: Hãy làm tăng doanh thu, có lẽ họ sẽ tập trung để bán được nhiều hàng hóa hơn và làm tăng doanh số bán hàng. Nhưng nếu bạn nói với họ rằng: Hãy tạo ra những khách hàng trung thành. Khi đó tư duy của họ sẽ hướng đến việc lấy khách hàng làm trung tâm, rõ ràng đây là chiến lược tốt hơn, mang tính lâu dài và tạo doanh thu một cách bền vững. Hãy nhớ: "Tạo ra khách hàng, không đơn giản chỉ là bán hàng".

Có một câu chuyện thường được kể lại như là một bài học kinh doanh cho những người bán hàng. Chuyện kể rằng, có một cụ ông khoảng trên 60 tuổi, lái chiếc xe ô tô đã cũ của mình vào một cửa hàng xe sang rất lớn để tìm mua 1 chiếc xe với ý định tặng cháu ông nhân dịp sinh nhật.

Thấy một người đàn ông ăn mặc không sang trọng bước vào, một nhân viên bán hàng ra tiếp ông với thái độ không nhiệt tình như khi anh tiếp những doanh nhân trẻ, sang trọng vốn thường ra vào showroom này. Ông ngỏ ý muốn xem một vài chiếc xe dáng vẻ thể thao, chàng trai miễn cưỡng đưa ông đi xem qua showroom. Ông cụ hỏi rằng, liệu nếu cần lắp thêm một số phụ kiện khác thì làm sao? Anh chàng bán hàng bảo rằng cái này anh phải hỏi đến cấp quản lý, nhưng hiện tại quản lý đang không ở đây, ông có thể chờ. Và anh bỏ đi tiếp khách khác để lại ông cụ ngồi mãi ở phòng chờ.

Đến trưa, chán nản, ông cụ quyết định đi về, và chiều ông lại chạy xe qua một showroom khác xem một vài mẫu xe khác. Tại đây, cũng một nhân viên trẻ tuổi vui vẻ chào đón ông, nhiệt tình dẫn ông đi xem, giới thiệu cho ông những mẫu xe thể thao hiện đang được ưa chuộng trên thị trường.

Sau hơn 1 tiếng xem xét, ông cụ quyết định lấy 1 chiếc xe mui trần tuyệt đẹp tặng cháu trai. Hợp đồng được làm ngay trong buổi, ông cụ vui vẻ ra về, còn chàng trai bán hàng hôm đó không khỏi ngạc nhiên, mà còn ngạc nhiên hơn, khi sau đó anh được rất nhiều bạn bè của ông mua xe ủng hộ vì "ông A khen anh luôn vui vẻ nhiệt tình với khách, hãy giúp tôi chọn 1 chiếc xe với những tiêu chí XYZ này nhé…". Hóa ra ông là một người có tiếng trong giới kinh doanh, và bạn bè của ông cũng rất nhiều. Mỗi lần ngồi với bạn bè, nhắc đến những chủ đề liên quan là ông lại vui miệng kể về kỷ niệm lần đi mua xe đó, và hết lời khen chàng trai trẻ.

Bằng cách nói chuyện với khách hàng bạn biết được suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ và hiểu được quan điểm của họ. Kết quả là, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng được củng cố, bạn biết cách làm thế nào để khách hàng của bạn trở nên hạnh phúc. Ross Perot, một doanh nhân Mỹ cho rằng “Hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều công ty đã không lắng nghe khách hàng của họ”.

"Kinh doanh tử tế" đôi khi không chỉ là bạn bán được cho khách hàng trước mắt, mà còn là cầu nối cho bạn đến với những khách hang tiềm năng sau này. Vì thế, kinh doanh tử tế luôn đồng hành cùng thành công, cho chính bạn và công ty của bạn.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.