Chuyện dài sau kỷ lục thu hút FDI

17/12/2017 15:26
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện năm 2017 dự ước khoảng 17 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn cần có những chính sách tăng cường tính lan toả tác động từ FDI để nâng cao nội lực khu vực kinh tế trong nước.

Đây là một nội dung được trao đổi tại Hội thảo “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ - tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước” vừa qua.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài phát biểu.Ảnh:VGP/Huy Thắng

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài phát biểu.Ảnh:VGP/Huy Thắng

FDI tác động tích cực đến tăng trưởng

Đại diện cơ quan quản lý, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, trong 2 quý cuối năm 2017, dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng bật tăng mạnh và cả năm nay có thể đạt mức 35 tỷ USD vốn đăng ký, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Đặc biệt, vốn thực hiện dự ước khoảng 17 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Mại, chuyên gia về đầu tư nước ngoài, tác động lan toả của doanh nghiệp FDI chưa được như kỳ vọng. Doanh nghiệp Việt Nam có vị trí hạn chế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Có thể dẫn chứng là xuất khẩu dệt may 2016 đạt 30 tỷ USD, chiếm 4% kim ngạch dệt may thế giới, tuy nhiên, trong mỗi một chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Việt chỉ tham gia ở những khâu tạo giá trị thấp. Tình trạng "làm nhiều, hưởng giá trị thấp" tương tự cũng như với sản xuất các mặt hàng điện thoại di động điện thoại thông minh, máy tính bảng…

Ông Nguyễn Mạnh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ-Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách-Bộ Công Thương cũng cho biết, số lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp.

Có không nhiều doanh nghiệp Việt tự thân có thể đáp ứng ngay được các yêu cầu chất lượng, có khả năng cung ứng cho doanh nghiệp FDI. Công nghệ sản xuất, hệ thống quản lý, chủng loại sản phẩm cung ứng còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng.

Ngoài ra, còn nhiều địa phương cạnh tranh “ngược” đưa ra những ưu đãi quá lớn cho nhà đầu tư FDI để chạy theo số lượng, chủ yếu để tạo việc làm và tăng GDP là chính, chưa chú trọng đến yếu tố chất lượng, chuyển giao công nghệ.

Cần chính sách kết nối

Theo các chuyên gia, hiện mới chỉ có khoảng 300 DN Việt Nam đủ tiêu chuẩn đáp ứng được các tiêu chí về sản xuất công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho các tập đoàn nước ngoài, còn lại, vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI. Do đó, để nguồn vốn FDI đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và khu vực DN trong nước, làm sao để DN trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để tác động lan toả của khu vực FDI đối với doanh nghiệp Việt Nam mở rộng, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự tin, chủ động tiếp cận doanh nghiệp FDI, đầu tư đổi mới công nghệ và nguồn nhân lực. Từ đó, các doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào các khâu trong chuỗi cung ứng phù hợp với trình độ.

GS -TSKH Nguyễn Mại cho rằng chất lượng vốn mới là quan trọng nhất và một trong những yếu tố thể hiện chất lượng vốn chính là tác động lan toả đến nền kinh tế.

Về mô hình thành công nhất hiện nay về đầu tư FDI, ông Nguyễn Mại dẫn chứng trường hợp Tập đoàn Samsung, trước đây, doanh nghiệp này từng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện. Sau đó, doanh nghiệp này đã thay đổi cách làm, tự mình tìm hiểu, lựa chọn các nhà sản xuất trong nước có tiềm năng, cử chuyên gia đến làm việc trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam. Chuyên gia Samsung tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đầu tư đúng công nghệ theo đúng tiêu chuẩn “đặt hàng”, giảm tiêu hao năng lượng, giảm hàng tồn kho, chi phí phân phối…

Nhờ cách làm này, đến nay, Samsung cho biết đã có 29 nhà cung cấp nội địa cấp 1 của Việt Nam, ông Nguyễn Mại chia sẻ.

Từ dẫn chứng này, các chuyên gia cho rằng, để phát triển công nghệ hỗ trợ, cần có nỗ lực từ cả hai phía. Đó là, các doanh nghiệp FDI cần có chiến lược hợp tác, kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, chủ động giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực, đáp ứng đúng nhu cầu của mình và tìm ra mô hình hợp tác thích ứng với từng sản phẩm.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp trong nước cần tự tin, chủ động tiếp cận doanh nghiệp FDI. Để tăng nội lực đáp ứng yêu cầu của đối tác, các doanh nghiệp Việt cần đầu tư, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tìm kiếm phân khúc phù hợp để tham gia vào chuỗi cung ứng.

Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có chính sách kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI bằng các ưu đãi thích hợp; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản trị, công nghệ, nguồn nhân lực. Khuyến khích việc nhân rộng các mô hình thành công của các doanh nghiệp FDI như Samsung…

Góp ý chính sách về FDI, ông Lương Văn Khôi, Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế- xã hội Quốc gia-Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI và DN trong nước cần có điều khoản ràng buộc đối với nhà đầu tư FDI khi đầu tư vào Việt Nam. Ông Khôi nêu kinh nghiệm từ Trung Quốc hay một số nước, đó là có sự giám sát sau đầu tư rất chặt chẽ. Cụ thể, nếu sau một thời gian cam kết, nhận các ưu đãi chính sách mà các doanh nghiệp FDI không có sự liên kết, hay chuyển giao công nghệ thích ứng, thì các ưu đãi này sẽ phải rút lại.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

80.620.899 VNĐ / lượng

2,630.40 USD / toz

0.76 %

+ 19.90

Bạc

SILVER

931.168 VNĐ / lượng

30.38 USD / toz

0.91 %

+ 0.27

Đồng

COPPER

232.683.085 VNĐ / tấn

415.17 UScents / lb

0.30 %

- 1.26

Bạch kim

PLATINUM

28.944.018 VNĐ / lượng

944.35 USD / toz

0.02 %

- 0.15

Nickel

NICKEL

411.602.745 VNĐ / tấn

16,191.00 USD / mt

2.11 %

+ 335.00

Chì

LEAD

51.478.943 VNĐ / tấn

2,025.00 USD / mt

0.15 %

- 3.00

Nhôm

ALUMINUM

67.164.131 VNĐ / tấn

2,642.00 USD / mt

0.38 %

- 10.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

'Tân binh côn tay' giá 23 triệu gây sốt khi vừa ra mắt: Thiết kế chất chơi, bình xăng lớn hơn Honda Lead
1 ngày trước
Mẫu xe máy mini này đang "làm mưa làm gió" trên thị trường nhờ thiết kế retro và kiểu dáng nhỏ gọn, đặc biệt được lòng giới trẻ.
Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
1 ngày trước
Đầu năm nay, Northvolt đã nhận được 5 tỷ USD tài trợ từ Châu Âu, khoản vay lớn nhất cho ngành công nghiệp công nghệ xanh, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
1 ngày trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
2 ngày trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.