Chuyện đau lòng vì thiếu vật tư y tế ở Vũ Hán: Bệnh nhân khẩn cầu, bác sĩ bất lực nhìn sự sống trôi dần

15/02/2020 10:49
Từ tháng 1, các bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bắt đầu báo động vì số lượng tăng nhanh các ca lây nhiễm và tử vong do virus corona chủng mới (Covid-19).

Trong vài tuần sau khi Vũ Hán ban hành lệnh phong tỏa thành phố hôm 23/1, chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc Đại lục đã điều động nhiều nhóm y bác sĩ đến hỗ trợ cho "tâm dịch" này, nhằm giảm nhẹ sức ép đối với hệ thống y tế Vũ Hán cả về nhân lực và vật tư.

Bác sĩ Huang Xiaobo đi làm như bình thường tại Đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) của Bệnh viện nhân dân tỉnh Tứ Xuyên ở thành phố Thành Đô. Nhưng vào ngày Mùng 1 Tết Âm lịch, 25/1, ông được giao nhiệm vụ Phó giám đốc một đội ngũ y tế gồm 30 người chi viện cho Vũ Hán.

Huang chứng kiến cảnh tượng gần như hỗn loạn khi nhóm của ông đến Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ Vũ Hán. Bệnh nhân và người thân có mặt ở khắp các phòng bệnh và cả hành lang. Đội ngũ y tế - mà nhiều người trong số họ cũng bị lây nhiễm Covid-19 - phải chật vật để hỗ trợ người bệnh, đồng thời ứng phó tình trạng thiếu hụt vật tư nghiêm trọng.

Trong cuộc phỏng vấn với trang Tài Tân (Caixin, Trung Quốc), Huang mô tả lại hành trình nhóm của ông giúp khôi phục bệnh viện từ bờ vực sụp đổ. Câu chuyện được ghi lại ngày 5/2, là điển hình về thách thức mà các nhân viên y tế chống dịch ở tuyến đầu của Trung Quốc phải đối diện.

Trang tiếng Anh Caixin Global đã biên soạn lời kể của bác sĩ Huang Xiaobo, và đăng tải câu chuyện của ông vào tối ngày 14/2.

02.

Sự thiếu hụt vật tư

Trong hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh nhân bị ốm nặng, công việc chưa bao giờ khiến tôi cảm thấy khổ sở như khoảng thời gian tại Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ Vũ Hán.

Vai trò của tôi ở đây bao gồm tái điều phối ICU của bệnh viện. Khi nhóm của tôi mới đến, khoảng hơn chục nhân viên ICU đã bị vắt kiệt sức. Một trong bốn bác sĩ bị xác nhận nhiễm virus corona, hai trường hợp được phát hiện ở nhóm y tá, và hai hay ba trường hợp ở nhóm khác.

Chúng tôi đóng cửa bộ phận ICU cũ và cho sáp nhập với khoa hô hấp ở bên cạnh, mở rộng số giường bệnh từ 9 lên 18. Chúng tôi bắt đầu đón bệnh nhân trở lại từ ngày 30/1, và đến ngày thứ hai thì tất cả giường đã kín, chúng tôi phải thêm vào một số giường theo dõi ở hành lang.

Bệnh viện Hội Chữ thập đỏ còn thiếu nhiều nguồn lực để cứu bệnh nhân trước ngưỡng cửa của tử thần.

Trong vài ngày qua, tôi đã van nài qua điện thoại với nhiều người ở Vũ Hán, cũng như các đồng nghiệp ngành y ở Thành Đô và Trùng Khánh, nhưng không ai có thể cung cấp giúp chúng tôi một máy ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo). Ủy ban Y tế Vũ Hán đã duyệt đơn xin cấp một máy, nhưng đến nay chúng tôi vẫn phải chờ. Đơn giản là vì có ít máy móc quá, nên rất khó để cấp một chiếc cho bệnh viện nhỏ bé của chúng tôi.

 Chuyện đau lòng vì thiếu vật tư y tế ở Vũ Hán: Bệnh nhân khẩn cầu, bác sĩ bất lực nhìn sự sống trôi dần - Ảnh 4.

Năm bệnh nhân đã chết từ khi tôi tiếp quản ICU. Ba người trong số đó lẽ ra đã được cứu, hay ít nhất là kéo dài sự sống, nếu như chúng tôi có được chiếc máy ECMO. Tất cả bệnh nhân đều khao khát được sống, họ nắm chặt tay các bác sĩ của chúng tôi và khẩn cầu đừng bỏ rơi họ. Nhưng khi không có được trang thiết bị đúng, thì chúng tôi chỉ đành bất lực nhìn sự sống trôi dần khỏi những bệnh nhân.

Chúng tôi từng cân nhắc chuyển các bệnh nhân nặng sang bệnh viện khác có nguồn lực tốt hơn, song cần phải được Ủy ban Y tế thành phố đồng ý, trong khi thủ tục liên quan rất nhiêu khê và khó khăn. Ngoài ra, những bệnh viện khác cũng thiếu giường bệnh, chưa kể việc chuyển bệnh nhân trong quá trình đặt nội khí quản dễ làm xảy ra các vấn đề. Vậy nên chúng tôi phải tự mình cố gắng hết sức để cứu người bệnh.

Có hai bệnh nhân đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc với tôi. Một người sống, còn người kia đã mất.

Người còn sống là mẹ của một đứa con 11 tuổi. Hàng ngày, khi kiểm tra khu theo dõi, tôi thấy người phụ nữ nằm đó cùng người chồng luôn sát cánh bên cạnh. Tình trạng cô ấy không tốt lắm: Dù còn minh mẫn, nhưng hô hấp của cô ngày càng kém và phải vất vả để lấy oxy. Ngày 30/1, tôi chuyển cô vào ICU.

Người chồng ở bên vợ mình toàn thời gian, động viên cô chiến đấu vì con của họ. Tôi có thể thấy cô ấy đấu tranh mạnh mẽ để được sống. Khi vào ICU, chúng tôi cho cô thở bằng máy không xâm lấn, và mức oxy bắt đầu tăng trở lại. Tình trạng của cô dần ổn định, đến nay thì đã có thể ăn được.

Bệnh nhân qua đời là người đàn ông 62 tuổi. Trong ngày đầu tiên ở ICU, tình trạng của ông không quá tệ: Mức oxy ổn và ông có thể ngồi trên giường. Khi thăm bệnh buổi tối, tôi nói với ông ấy: "Ông đang làm tốt. Hãy chiến đấu."

Nhưng khi trở lại vào sáng hôm sau, tôi thấy mức oxy đã giảm mạnh. Tôi cho bệnh nhân thở bằng máy không xâm lấn nhưng không hiệu quả. Tôi nhận ra rằng ông sẽ không vượt qua được nếu không có máy ECMO. Tôi điên cuồng gọi khắp nơi, hỏi các bệnh viện khác để mượn một máy ECMO. Tôi đã không thành công, và người bệnh qua đời vào sáng hôm qua (4/2).

Vào lúc này, chúng tôi không thể làm được gì nhiều cho những bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng. Chúng tôi chưa biết được những loại thuốc nào có thể ngăn chặn virus, vậy nên chỉ có thể cố gắng kéo dài sự sống cho bệnh nhân và chờ đợi bệnh tình chuyển biến.

Cuối cùng, có những điều mà chủ yếu bệnh nhân phải tự mình vượt qua. Những người lạc quan, giữ vững ý chí sống, trong nhiều trường hợp đã có thể tự kéo mình khỏi những tình huống hiểm nghèo. Nhưng những người không còn tranh đấu thì nhiều khả năng khó vượt qua được.

03.

Một công việc kiệt sức

Tôi thường rời khách sạn vào khoảng 7h30 sáng để đến bệnh viện họp trưởng nhóm đầu ngày. Tại đây, tôi nắm thông tin về tình hình mới nhất của bệnh viện và các vấn đề đang có, cũng như đóng góp giải pháp khả dĩ, như cách tôi hay làm tại bệnh viện của mình ở Tứ Xuyên.

Tôi bắt đầu đi thăm khám tại ICU vào khoảng 10h. Phần quan trọng nhất của công việc là phải giữ được tinh thần phấn chấn: Phải khích lệ bệnh nhân không bỏ cuộc, tiếp tục chiến đấu để chiến thắng bệnh tật.

Các bệnh nhân của tôi có ý chí sống mạnh mẽ, đặc biệt là những người lớn tuổi - họ sợ cô đơn và cái chết, và muốn có bạn đồng hành. Một nam bệnh nhân lớn tuổi tại giường số 13 vẫn bình thường khi có bác sĩ hay y tá bên cạnh, nhưng khi nhân viên y tế ra ngoài thì ông bắt đầu phàn nàn và đòi họ phải trở lại.

Tôi thường rời bệnh viện lúc 19h, nhưng về đến khách sạn thì vẫn còn cả núi công việc. Là người lãnh đạo số 2 trong nhóm y tế Tứ Xuyên, tôi phải tham gia các cuộc họp của ban điều hành.

Tôi cũng thường nhận cuộc gọi từ những bác sĩ trẻ cảm thấy mệt mỏi và muốn tâm sự. Mới đây tôi nhận điện của một bác sĩ và một y tá, cả hai đều khóc vì bệnh nhân qua đời do virus. Họ tự vấn là đã làm tất cả để cứu người bệnh chưa, hay liệu họ đã mắc sai sót gì.

Tôi chỉ có thể nói với họ rằng những điều kiện đang có chính là hiện trạng, và chúng tôi không thể làm gì hơn ngoài cố gắng mọi điều có thể để hỗ trợ. Trong vai trò bác sĩ, đó là nghĩa vụ lớn nhất của chúng tôi.

Xin mời độc giả  TẠI ĐÂY để cập nhật các diễn biến về tâm dịch Vũ Hán, điểm nóng nhất và nhiều diễn biến phức tạp nhất, nhận được sự quan tâm của toàn thế giới.

 

 Chuyện đau lòng vì thiếu vật tư y tế ở Vũ Hán: Bệnh nhân khẩn cầu, bác sĩ bất lực nhìn sự sống trôi dần - Ảnh 7.

Theo Hải Võ - Thi Anh

Trí thức trẻ

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.