Chuyện “dở khóc dở cười" khi trồng cao su ở Sơn La

23/12/2017 08:49
Báo NTNN/Dân Việt mới đây đăng bài phản ánh về tình trạng dở khóc, dở cười của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La khi góp đất trồng cao su tại địa bàn. Sau thông tin này, để làm rõ hơn vấn đề, phóng viên NTNN/Dân Việt đã làm việc với Công ty cổ phần Cao su Sơn La.

Cao su cho thu hoạch nhưng... không may gặp “bão giá”

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Nhật Duy – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sơn La, cho biết: Không phải ngẫu nhiên cây cao su được đưa vào trồng ở Sơn La nói riêng và các tỉnh miền núi Tây Bắc nói chung (thời điểm năm 2006-2007 - PV). Qua quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm, xác định đất đai, khí hậu vùng này có thể trồng được cao su nên Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) đã đưa giống cây này vào trồng.

chuyen

Theo ông Duy, hiện Công ty cổ phần Cao su Sơn La đang đóng BHXH cho hơn 2.600 lao động. Ảnh: V.C

Ông Võ Nhật Duy cho hay, tháng 8.2016, công ty khai thác thí điểm gần 150ha cao su, thu được hơn 200 tấn mủ đông tự nhiên, tương đương với 75 tấn mủ SVR 10. Năm 2017, diện tích cao su đi vào khai thác đạt gần 1.000ha và đến thời điểm này, công ty đã khai thác được hơn 1.000 tấn mủ đông... “Tuy còn nhiều khó khăn song nhìn vào năng suất, sản lượng mủ những năm đầu, chúng tôi tin tưởng một vài năm nữa, cây cao su sẽ mang lại nguồn sinh khí mới cho công ty và người lao động, nhất là khi tới đây, nhà máy chế biến cao su của công ty sẽ đi vào hoạt động” – ông Duy nói.

Ông Duy cho rằng quyết định này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Sơn La cũng như của mong muốn đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Đại đa số người dân Sơn La ngày đó ủng hộ, nhất trí góp đất trồng cao su. Điều này được thể hiện ở số người dân góp đất trồng cao su lên đến 7.000 hộ dân, với tổng diện tích hiện còn hơn 6.000ha.

“Năm 2007, Công ty cổ phần Cao su Sơn La được thành lập. Năm 2008, công ty đưa cây cao su vào trồng ở Sơn La. Vì đất trồng cao su ở Sơn La thuộc đất hạng 3 (độ dốc lớn) nên phải mất khoảng 8 năm sau khi trồng, cây cao su mới cho khai thác mủ. Thời điểm cây cao su ở Sơn La cho mủ cũng đúng vào thời kỳ giá mủ cao su xuống thấp nên đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn vì thu nhập thấp...” – ông Duy tâm sự.

Ông Duy cũng thẳng thắn chia sẻ: Tình trạng thu nhập của công nhân công ty trong thời điểm hiện nay chỉ đạt từ 700.000 – 800.000 đồng/người/tháng như Báo NTNN phản ánh là đúng thực tế.

Do là năm đầu cây mới cho mủ nên sản lượng mủ chưa đạt cao, diện tích cây cao su cho khai thác mủ cũng mới chỉ đạt gần 150ha vào năm 2016 và tăng lên gần 1.000ha vào năm 2017.

chuyen

  Cuối ngày 19.12, phóng viên NTNN đã có buổi làm việc với ông Võ Nhật Duy – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sơn La xoay quanh thông tin phản ánh trên Báo Điện tử Dân Việt. Ảnh: V.C

Theo ông Duy, vì diện tích cho khai thác mủ ít mà số lượng công nhân lại đông, tay nghề công nhân cạo mủ chưa cao nên thu nhập thấp cũng là điều dễ hiểu. Mức thu nhập đó do thực tế mỗi công nhân chỉ làm có 7 ngày/ tháng. Mỗi ngày làm việc của công nhân cũng chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ.

“Phần vì cao su mới cho khai thác, phần vì người lao động chưa quen với công việc cạo mủ, nếu cạo tốt thì lượng mủ cũng sẽ nhiều hơn. Trước khi tiến hành khai thác mủ, Công ty đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cạo mủ cho công nhân. Làm cao su vất vả hơn so với một số cây trồng khác. Công nhân cạo mủ thường phải dậy rất sớm (khoảng 3, 4 giờ sáng) vì đây là thời điểm “vàng” để cạo mủ. Khi cao su cho khai thác mủ đồng loạt, chắc chắn đời sống, thu nhập người lao động sẽ được nâng lên rất nhiều. Xét về tính ổn định, bền vững thì trồng 1ha cao su cho thu nhập gấp 2,5 lần so với trồng ngô” – ông Duy nhấn mạnh.

Trăn trở vì công nhân thiếu việc làm

Lý giải về tình trạng thiếu việc làm của người dân góp đất trồng cao su, ông Duy cho biết thêm: Trong thời kỳ cao su kiến thiết cơ bản, thu nhập, đời sống của người dân khá ổn định. Những năm đầu, cây cao su còn nhỏ, người dân có nhiều việc làm như: Khai hoang, làm đất, làm đường đồng mức, trồng cây, làm cỏ, bón phân... nên thu nhập của người lao động khá cao. Người dân rất phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương của Nhà nước.

Thực tế cho thấy, trong thời kì này, nhiều người dân đã trồng xen canh một số cây trồng khác vào diện tích trồng cao su nên cũng có thêm khoản thu nhập. Tuy nhiên, khi cây cao su khép tán thì việc làm của người dân ít đi. Đây cũng là nỗi trăn trở của lãnh đạo công ty. Để tạo việc làm cho người lao động trong thời kỳ chờ cao su cho khai thác mủ, công ty đã có chính sách khuyến khích như: Cho công nhân vay tiền không tính lãi để mua bò, trồng cỏ, nuôi ong...

Theo ông Duy cung cấp, công ty đã cho hơn 1.000 hộ tạm ứng tiền lương để mua hơn 1.000 con bò nhốt chuồng. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn bò của người dân đã tăng lên hơn 2.000 con. Bên cạnh công tác chăm lo đời sống cho người lao động, công ty còn xây dựng, mua sắm vật dụng học tập, sinh hoạt cho các nhà trẻ để nuôi dưỡng, chăm sóc con em của cán bộ, công nhân và người lao động. Đã có 13 nhà trẻ tại 11 đội sản xuất được xây dựng và đi vào hoạt động, giúp công nhân yên tâm làm việc...

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
17 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
18 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
18 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
19 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
20 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
20 giờ trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
1 ngày trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Sở Nông nghiệp Angola đến tận nơi xem team châu Phi cách trồng lúa, bất ngờ khi người Việt giúp dân bản hoàn toàn miễn phí
1 ngày trước
Cán bộ Sở Nông nghiệp cho biết sẽ nghiên cứu mô hình trồng lúa của team châu Phi để phát triển tại các tỉnh Angola.