Chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp: Dân sẽ được lợi!

14/07/2018 10:10
Sở TN&MT cho rằng ngành nông nghiệp chỉ góp 1% trong cơ cấu kinh tế TP nên chuyển đổi đất nông nghiệp sẽ có lợi hơn.

“Người dân cũng như các tổ chức chính là người được lợi đầu tiên khi được phép chuyển mục đích của đất nông nghiệp. Sau khi được chuyển, giá trị đất đai cao hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp” - Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng (ảnh) khẳng định như vậy khi trao đổi về việc TP.HCM vừa được Chính phủ chấp thuận cho chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp sang các loại đất khác.

Cả người dân và chính quyền đều có lợi

. Phóng viên: Cụ thể, lợi ích đó được thể hiện như thế nào, thưa ông?

Chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp: Dân sẽ được lợi! - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Toàn Thắng


+ Ông Nguyễn Toàn Thắng: Làm một so sánh nhỏ như thế này để dễ hình dung: Ông A có 10.000 m2 đất nông nghiệp đã được quy hoạch là đất công nghiệp. Nếu để đúng mục đích sử dụng ban đầu là đất nông nghiệp thì giá trị đất sẽ rất thấp. Tuy nhiên, khi được cho chuyển sang đất công nghiệp để hình thành nên một khu công nghiệp thì giá trị đất khác đi rất nhiều.

Không những người dân mà TP cũng phát triển. Khi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả có nghĩa là đóng góp vào ngân sách cũng ít. Sản xuất công nghiệp sẽ mang lại giá trị và đóng góp cao hơn, khai thác đúng giá trị của đất hiện có. Hơn nữa, ngành nông nghiệp hiện chỉ đóng góp chưa tới 1% trong tổng cơ cấu kinh tế của TP. Chủ trương của TP hiện nay là hướng tới xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng vùng nông nghiệp sạch để tạo ra giá trị sản phẩm cao mà không cần quá nhiều diện tích.

. Vậy tại sao chỉ 26.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng mà không phải là nhiều hơn hoặc ít hơn?

+ Thực ra con số 26.000 ha trước đây đã có trong kỳ quy hoạch sử dụng đất 10 năm (2011-2020) được Thủ tướng phê duyệt trước đó.

Theo quy định của Luật Đất đai 2003, TP đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả kỳ 2011-2020. Theo đó, TP được chuyển mục đích sử dụng đất hơn 29.000 ha trên tổng quỹ đất nông nghiệp của TP là hơn 118.000 ha. Trong kỳ đầu (2010-2015), TP đã chuyển được hơn 3.000 ha. Còn lại 26.000 ha đất nông nghiệp thì tiếp tục được phép chuyển mục đích trong kỳ cuối (2016-2020).

Đến Luật Đất đai 2013 được ban hành, quy định mới yêu cầu các địa phương phải lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm để cụ thể hóa cho kế hoạch theo kỳ năm năm. Khi Chính phủ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho phù hợp với quy định mới thì một số chỉ tiêu của TP cũng thay đổi do quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ. Nhiều nơi hiện trạng là đất nông nghiệp nhưng người dân không còn sản xuất nông nghiệp. Hoặc đất nông nghiệp ấy được quy hoạch thành đất khác và người dân hiện chỉ tạm thời sản xuất nông nghiệp trong thời gian chờ quy hoạch để tránh lãng phí đất. Do đó, TP đã có văn bản trình Thủ tướng để phê duyệt trong Nghị quyết số 80/2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020).

Chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp: Dân sẽ được lợi! - Ảnh 2.

Những khu đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi thành những mục đích khác. Ảnh: V.Hoa

Dân sẽ tích cực hưởng ứng

 . Trước thông tin về việc chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp , có ý kiến cho rằng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những người nông dân đang sản xuất nông nghiệp thuần?

+ Chắc chắn là điều này sẽ không xảy ra. Vì khi thực hiện kế hoạch sử dụng đất thì chúng tôi cũng tổng hợp dựa trên nhu cầu đăng ký của từng quận, huyện. Mà các địa phương cũng dựa trên nhu cầu đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức chứ không phải từ trên ấn xuống ép dân phải chuyển.

Tôi cũng cho rằng nếu được chuyển sang loại đất có giá trị cao hơn, người dân sẽ tích cực hưởng ứng.

. Cũng có đề xuất TP nên chuyển hết 118.000 ha đất nông nghiệp sang đất đô thị để khai thác tốt hơn giá trị đất đai của TP. Quan điểm của ông như thế nào?

+ Chắc chắn không thể được. Có một số chỉ tiêu bắt buộc TP phải giữ, chẳng hạn TP phải giữ 3.000 ha đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực. Hay như hiện nay, các loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở Cần Giờ chiếm diện tích rất lớn nhưng đó là lá phổi của TP nên không thể chuyển sang mục đích khác.

. Bước tiếp theo sau khi có chủ trương để người dân và TP sớm được lợi sẽ thực hiện ra sao?

+ Từ chủ trương, TP sẽ phân bổ kế hoạch thực hiện hằng năm cho từng quận, huyện. Vận động người dân cũng như doanh nghiệp đã đăng ký chuyển mục đích thực hiện đúng theo tiến độ để đưa đất vào khai thác có hiệu quả theo đúng mục đích được quy hoạch.

. TP hiện nay vẫn còn tình trạng dự án chậm triển khai làm giảm hiệu quả sử dụng đất. Sở TN&MT đang có giải giải pháp gì tiếp theo để xử lý dứt điểm tình trạng này?

+ Hiện chúng tôi đang tập trung phối hợp với các quận, huyện cho rà soát các dự án trong kỳ 2016-2020 để xử lý. Theo đó sẽ chia thành ba nhóm dự án: Một là đối với các dự án đã giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng doanh nghiệp không triển khai thì sẽ thu hồi chủ trương. Trả lại quyền lợi hợp pháp về nhà đất cho người dân bị ảnh hưởng. Với các dự án đã ủy quyền cho quận, huyện thu hồi mà chậm thực hiện thì sẽ phân tích nguyên nhân chậm, tùy theo nguyên nhân để đề xuất hướng xử lý. Còn nhóm dự án đã đăng ký trong kế hoạch mà ba năm vẫn chưa triển khai thì thu hồi theo quy định.

. Xin cám ơn ông.

TP đề xuất thực hiện năm nhóm giải pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) gồm: Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển, về cơ chế chính sách, về thích ứng biến đổi khí hậu, về bảo vệ quỹ đất nông nghiệp và giải pháp tổ chức thực hiện. Trong đó, tập trung hoàn thiện giao thông, chú trọng đầu tư các đô thị vệ tinh theo hướng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật/xã hội để hạn chế dân vào trung tâm. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
35 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
36 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
12 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
32 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
19 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
20 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
2 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
2 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.