Tổng thống Trump trả lời các phóng viên rằng đó là vì Triều Tiên muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ trong toàn bộ - một sự nhượng bộ mà Hoa Kỳ không sẵn sàng đưa ra. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho đã khẳng định: Triều Tiên chỉ muốn dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt.
Thỏa thuận mà cả thế giới mong chờ đã không thành hiện thực, khiến rất nhiều người tự hỏi điều gì đã thực sự xảy ra, cũng như mối quan hệ Mỹ và Triều Tiên sẽ đi đâu từ đây?
Ông David Kim, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao chuyên về Đông Á và hiện đang ở Trung tâm Stimson, một think tank ở Washington, DC đã giải thích với phóng viên VOX về vấn đề này.
Phóng viên: Ngài Tổng thống và Chủ tịch Kim đã rời bàn đàm phán mà chưa đi đến thỏa thuận nào. Ông nghĩ điều gì đã xảy ra?
Ông David Kim: Về phía Hoa Kỳ, có thể phía Triều Tiên cho rằng Mỹ đã yêu cầu quá nhiều. Về phía Bắc Triều Tiên, có thể là Hoa Kỳ chưa sẵn sàng để gỡ bỏ nhiều biện pháp trừng phạt như Triều Tiên mong đợi.
Phóng viên: Một số chuyên gia nói rằng: "Không có thỏa thuận nào thì tốt hơn một thỏa thuận tồi" – theo ông, điều đó có đúng không?
Ông David Kim: Tôi nghĩ rằng việc tránh xa một thỏa thuận tồi là một điều tốt cho cả ngài Trump và cho ngài Kim Jong Un. Nó có thể khiến ông Kim suy nghĩ lại về việc gặp mặt ông Trump - và nếu những gì ngài Tổng thống nói là đúng, ông Kim muốn được giảm toàn bộ hình phạt, thì ông Trump rời bàn đàm phán là đúng đắn.
Phóng viên: Theo ông liệu có hội nghị lần thứ ba không, nếu có thì nó sẽ thế nào?
Ông David Kim: Ông Trump sẽ phải đối mặt với một cơn bão tại quê nhà từ đảng Dân chủ. Ông có thể nhận được một số chỉ trích từ đảng Cộng hòa. Ông chủ Nhà Trắng bây giờ phải chịu trách nhiệm trước công chúng, trước Quốc hội. Ông đã thực hiện hội nghị này và coi đó là trung tâm chính sách đối ngoại của mình.
Còn ông Kim Jong Un thì không gặp nhiều khó khăn như vậy. Chẳng ai ở Triều Tiên chỉ trích gì ông ấy cả. Ông ấy đã có được sự tín nhiệm trên trường thế giới. Ông ta không có một thỏa thuận nào, nhưng vẫn có thể tin cậy vào Trung Quốc.
Nhưng một hội nghị thượng đỉnh thứ ba có lẽ sẽ không xảy ra trong tương lai gần. Chúng ta cần phải để các nhà ngoại giao đàm phán linh hoạt. Tôi nghĩ rằng có đủ ý chí chính trị ở cả hai bên, và thực sự chúng ta cần khuyến khích chính trị cả hai bên, để giữ cho chính sách ngoại giao này có thể tiếp tục song hành.
Phóng viên: Ông có cho rằng nên quay lại đàm phán 6 bên không?
Ông David Kim: Tôi không cho là vậy, đàm phán 6 bên chậm chạp và không có kết quả.
Theo Tiến sĩ Trần Việt Thái – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Học viện Ngoại giao, Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội tuy không đạt được tuyên bố chung nhưng có nhiều ý nghĩa. Một là làm hai bên Mỹ Triều xích lại gần nhau hơn. Hai là cho thấy nỗ lực hai bên trong việc phát triển kinh tế và xây dựng hòa bình. Và cuối cùng, tuy họ đi không ký kết thỏa thuận nhưng vẫn để ngỏ khả năng gặp lại và chắc chắn họ sẽ tiếp tục đàm phán.