Mỹ: Lạm phát Mỹ giảm chậm hơn kỳ vọng (>2,6%). Bên cạnh đó FED sẽ duy trì lãi suất cao lâu hơn so với kỳ vọng thị trường và bắt đầu giảm vào tháng 8/2024. Khả năng chống chọi với lãi suất cao của nền kinh tế Mỹ yếu hơn kỳ vọng (GDP < 1,5%). Năm 2024 sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán .
Châu Âu: Dự báo kinh tế châu Âu tiếp tục suy thoái và chưa có dấu hiệu phục hồi (GDP<0,7%).
Châu Á: Tiêu dùng phục hồi yếu khiến Trung Quốc lạm phát tiếp tục thấp nhất trong năm 204 (CPI<1%). Lo ngại xuất hiện các doanh nghiệp bất động sản lớn phá sản.
Việt Nam: Lãi suất điều hành tăng trở lại do áp lực từ lạm phát và tỷ giá tăng (do FED duy trì lãi suất cao lâu hơn dự kiến). Tăng trưởng GDP thấp do các chỉ số đo lường sức khỏe nền kinh tế đều ở mức thấp + Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp (GDP < 5,5%). Tăng trưởng tín dụng phục hồi chậm hoặc quá mức (<12% hoặc >17%). Thị trường BĐS tiếp tục đóng băng.
Các yếu tố trên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Dự báo VNindex sẽ giao dịch ở mức 1.100 - 1.150 điểm
Mỹ: Lạm phát Mỹ tiếp tục giảm theo kỳ vọng (CPI: 2,6%). FED sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 6. Nền kinh tế Mỹ giảm tốc tuy nhiên tăng trưởng GDP ở mức ổn định (GDP 1,7% - 2%). Bầu cử tổng thông không ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán .
Châu Âu: Kinh tế châu Âu có dấu hiệu phục hồi (GDP: 0,7% - 1%).
Châu Á: Lãi suất Trung Quốc giữ ở mức thấp hỗ trợ phục hồi kinh tế (3,5% - 4,2%). Bên cạnh đó tiêu dùng phục hồi nhẹ giúp Trung Quốc tăng phát triển trong năm 2024 (CPI xấp xỉ 1%). Tín dụng phục hồi giúp thị trường bất động sản bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi vào cuối năm, không có doanh nghiệp bất động sản nào vỡ nợ.
Việt Nam: Lãi suất tiếp tục duy trì mức nền thấp để kích thích tăng trưởng kinh tế (GDP = 6%-6.5), lạm phát (CPI = 3,8%) và tỷ giá ( trượt <3%) duy trì ổn định. Đơn hàng phục hồi giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tăng trưởng trở lại, Dòng vốn FDI ổn định (GDP 6-6,5%). Tăng trưởng tín dụng phục hồi (14%-15%). Thị trường BĐS hồi phục nhẹ
Mỹ: Lạm phát tại Mỹ tiếp tục giảm mạnh hơn kỳ vọng (CPI<2,6%). FED bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 3 theo kỳ vọng của thị trường. Nền kinh tế Mỹ giảm tốc tuy nhiên tăng trưởng GDP ở mức ổn định (GDP>2%). Cuộc bầu cử tổng thống ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán .
Châu Âu: Kinh tế châu Âu có dấu hiệu phục hồi mạnh (GDP>1%).
Châu Á: Lãi suất tiếp tục giảm thêm ở Trung Quốc để tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (GDP >4,2%). Tiêu dùng phục hồi mạnh giúp Trung Quốc tăng phát trong năm 2024 (CPI > 1%). Chính phủ Trung Quốc tung ra các gói cứu trợ lớn để giải cứu thị trường BĐS và kích thích tiêu dùng.
Việt Nam: Lãi suất điều hành tiếp tục giảm khi FED giảm lãi suất sớm và tỷ giá ổn định (trượt < 2%). Đơn hàng quay trở lại khi kinh tế thế giới phục hồi giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại phục hồi. Tăng trưởng tín dụng phục hồi mạnh (15%-17%). Tăng trưởng tín dụng tăng mạnh trở lại ( 15%-17%) giúp cho thị trường BĐS Phục hồi và không xảy ra đổ vỡ trái phiếu doanh nghiệp