Chuyên gia dự báo thế nào về tác động của đề xuất siết cho vay tiền mặt ở công ty tài chính?

03/04/2019 08:20
Tại sao cơ quan quản lý muốn "tuýt còi" việc các công ty tài chính cho vay tiền mặt ồ ạt? Và siết hoạt động của các công ty tài chính có gây mâu thuẫn với chủ trương chống tín dụng đen hay không?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC). Dự thảo có một số nội dung đáng lưu ý và được các chuyên gia cho rằng có xu hướng siết chặt hoạt động của công ty tài chính.

Bên cạnh việc yêu cầu các CTTC khi đòi nợ không được đe dọa đối với khách hàng, không được đòi nợ người thân của khách hàng vay, Dự thảo còn quy định dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.

Bên cạnh đó, công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay đối với khách hàng đã và đang vay tại công ty tài chính đó, được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của công ty tài chính và không có nợ xấu theo kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam đến thời điểm gần nhất tính từ thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.

Trước những nội dung trên, nhiều ý kiến cho rằng các đề xuất trên nếu được áp dụng sẽ khiến cho các công ty tài chính gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, cũng có ý kiến cho rằng quy định mới có phần mâu thuẫn khi chủ trương đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen nhưng lại siết hoạt động của các CTTC. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia Tài chính – ngân hàng, PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi để hiểu rõ hơn vấn đề này.

PV: Thưa bà, NHNN đang dự thảo Thông tư 43, theo đó sẽ giới hạn tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính dưới 30%. Tại sao NHNN lại có động thái muốn siết hoạt động giải ngân trực tiếp (thường được gọi là cho vay tiền mặt) như vậy?

PGS.TS Nguyễn Thị Mùi: Việc cho vay trực tiếp bằng tiền mặt đến khách hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao do các tổ chức cho vay rất khó kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích vay vốn không.

Trong thời gian qua, với sự ra đời của nhiều Công ty tài chính, các công ty này từng bước mở rộng thị phần tại phân khúc cho vay tiêu dùng, họ đã coi cho vay bằng tiền mặt như là công cụ để cạnh tranh giữa các Công ty tài chính với nhau.

Vì thế, việc giải ngân bằng tiền mặt không chỉ dừng lại ở các món vay nhỏ, lẻ, mà một số công ty còn cho vay giải ngân bằng tiền mặt đến hàng trăm triệu đồng. Do đó, để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững hơn, thì việc quy định một tỷ lệ giải ngân bằng tiền mặt trong tổng dư nợ là cần thiết, đi đôi với tăng cường giám sát của Ngân hàng nhà nước và kiểm tra, kiểm soát của chính các tổ chức cho vay, nhằm hạn chế nợ xấu từ hoạt động này.

Trong số các sản phẩm cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay như thẻ tín dụng, cho vay mua trả góp, cho vay tiền mặt, thì rủi ro dẫn đến nợ xấu của sản phẩm nào lớn nhất?

Đối với tất cả các sản phẩm cho vay tiêu dùng đều rất rủi ro, tuy mức độ có khác nhau. Trong 3 loại vay tiêu dùng: thẻ tín dụng; cho vay mua trả góp và cho vay bằng tiền mặt, thì rủi ro dẫn đến nợ xấu của cho vay bằng tiền mặt là lớn nhất, vì khó kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay nhất.

Vậy siết cho vay tiền mặt sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính như thế nào, thưa bà? Hơn nữa, siết hoạt động của CTTC nhưng lại chủ trương đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng để chống tín dụng đen, có điều gì mâu thuẫn chăng?

Hiện nay nhu cầu vay tiền rất lớn từ những người thu nhập thấp, thu nhập không ổn định, những người không có tài khoản ngân hàng, nên dư nợ của hình thức giải ngân trực tiếp có mức tăng trưởng nhanh. Khách hàng cần vay tiêu dùng bằng tiền mặt sử dụng cho các mục đích cấp bách, hoặc mang tính thời vụ là các cá nhân, hộ gia đình. Họ là những khách hàng không đủ điều kiện để vay tại ngân hàng, hoặc cũng chưa bao giờ vay các NHTM, nhưng luôn cần có tiền mặt để sử dụng tức thì. Đây chính là phân khúc tín dụng của các Công ty tài chính.

Vừa qua Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo chỉ nhằm hạn chế rủi ro về việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đến hạn không có điều kiện trả nợ cho tổ chức cho vay, cũng như tạo điều kiện cho thị trường tín dụng phát triển ổn định và lành mạnh.

Đến nay, chưa có con số thống kê nợ xấu của riêng hoạt động cho vay bằng tiền mặt, nhưng một thực tế là nợ xấu của các CTTC đang gia tăng, tình trạng đòi nợ "kiểu xã hội đen" của một số nhân viên các công ty Tài chính thời gian qua đủ thấy cấp thiết phải chấn chỉnh hoạt động tín dụng này theo hướng lành mạnh, hiệu quả, mà việc quy định một tỷ lệ giải ngân bằng tiền mặt trong tổng dư nợ là một giải pháp cần thiết.

Theo tôi bước đầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính có tỷ lệ cho vay bằng tiền mặt rất cao, nhưng phải khẳng định không mâu thuẫn với chủ trương chống tín dụng đen của NHNN, quy định này chỉ nhằm lành mạnh hóa hoạt động cho vay tiêu dùng của các CTTC hiện nay.

NHNN vẫn đang khuyến khích các NHTM, CTTC mở rộng hoạt động tín dụng dưới nhiều hình thức bằng nhiều kênh và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng khoản vay để đáp ứng yêu cầu của người vay cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở các phân khúc của thị trường.

Trong những năm trở lại đây, các công ty tài chính có xu hướng đẩy mạnh sản phẩm cho vay tiền mặt. Có phải vì thị trường của cho vay mua trả góp đã bão hòa?

Đúng, trong điều kiện hoạt động cho vay trả góp đang dần trở nên bão hòa với sự góp mặt một số công ty chiếm giữ thị phần rất lớn (Home Credit, FE Credit, HD Saigon) thì các CTTC mới ra đời muốn có thị phần cho vay tiêu dùng, buộc phải đẩy mạnh cho vay tiền mặt.

Điều này không chỉ rủi ro cho các công ty cho vay, thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển không lành mạnh, mà còn khó khăn cho cơ quan quản lý lượng tiền trong lưu thông. Vì thế việc hạn chế tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay được cho là động thái siết các nguy cơ rủi ro và lành mạnh hóa thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam.

Bà đánh giá quy mô và tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Với con số tăng trưởng hàng năm 55% đến 65% và dư nợ chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của nền kinh tế, đủ thấy tiềm năng rất lớn của thị trường tín dùng tiêu dùng Việt Nam. Ngoài các NHTM, các CTTC của NHTM, các CTTC trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính vi mô hoạt động cho vay tiêu dùng, thì các loại hình vay mượn mới như: P2P Lending, công ty vay mượn trong ngày (Paday loan company)…các dịch vụ liên kết giữa ngân hàng – bảo hiểm, ngân hàng – bảo hiểm- chúng khoán chắc chắn sẽ rất phát triển trên thị trường tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Xin cảm ơn bà!

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
5 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
8 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
12 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
15 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.