Chuyên gia kinh tế LHQ: Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng vẫn khả quan

22/11/2022 15:29
Tình hình kinh tế trong ngắn hạn khá tích cực, vì Việt Nam đang làm tốt hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực ít nhất là trong ngắn hạn, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải cảnh giác về những điều sẽ xảy ra trong năm tới. Cần chú ý các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng như sự phục hồi của tiêu dùng nội địa chiếm tỉ trọng lớn trong GDP, đặc biệt là ở nhóm ngành dịch vụ.

Đây là ý kiến của ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế quốc tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khi trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III năm nay nhưng có nhiều thách thức hơn trong quý hiện tại. Vậy theo ông, một số thách thức chính đối với nền kinh tế Việt Nam là gì?

Ông Jonathan Pincus: Trước hết về các thách thức bao gồm bên trong và bên ngoài. Chúng ta có thể nhận thấy khá rõ những thách thức bên ngoài. Đó là tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc do chính sách Zero Covid và sự suy thoái kinh tế ở châu Âu và Bắc Mỹ khi lãi suất đang tăng cao ở các nước này nhằm chống lạm phát, điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, đây là một vấn đề đối với tăng trưởng xuất khẩu ở Việt Nam.

Đó là thách thức khách quan, chúng ta khó thay đổi vấn đề đó, ngoại trừ cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh hết mức có thể và tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta thực sự không thể làm được gì nhiều. Những thách thức trong nước chủ yếu là về hệ thống tài chính. Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất nhanh trong đại dịch COVID-19, và bây giờ tăng trưởng tín dụng đang chậm lại hoặc thậm chí có xu hướng giảm.

Lãi suất đang tăng và thanh khoản khá eo hẹp đối với một số doanh nghiệp, và rất khó để họ vay vốn. Việc thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, và điều này có thể có tác động đến các ngân hàng nếu lĩnh vực bất động sản rơi vào suy thoái. Cho nên, đây là một vấn đề trong nước cần được theo dõi khá chặt chẽ và trong phạm vi có thể. Dựa vào tình hình lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải thận trọng về mức độ và tốc độ thắt chặt tiếp cận tín dụng.

Tôi nghĩ tình hình kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn khá tích cực. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang làm tốt hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta không cần lo ngại về tình hình kinh tế trong ngắn hạn, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải cảnh giác về những điều sẽ xảy ra trong năm tới.

Theo ông, đâu là các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý vừa qua cũng như trong dài hạn?

Ông Jonathan Pincus: Hiện tại, có hai nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực sự. Đầu tiên là nhân tố trong nước, đó là sự phục hồi của tiêu dùng nội địa, điều này rất quan trọng vì tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, đặc biệt ở nhóm ngành dịch vụ.

Thị trường tiêu dùng đã phục hồi thực sự mạnh mẽ trong năm nay, đặc biệt là trong quý III và quý IV. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy tiêu dùng có thể không tăng nhanh trong tháng 11 và tháng 12 do thắt chặt tín dụng hơn, lo ngại về các ngân hàng và có lẽ người dân đang tiết kiệm một chút trước Tết. Nhân tố thứ hai là xuất khẩu ở Việt Nam. Việt Nam là một nền kinh tế rất hướng ngoại. Và xuất khẩu càng nhiều thì kinh tế Việt Nam sẽ càng phát triển.

Cả hai nhân tố này sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong quý đầu tiên của năm tới.

Về xuất khẩu, có một số bằng chứng cho thấy xuất khẩu có thể chậm lại vào đầu năm tới và các đơn hàng dành cho một số công ty không được khả quan như chúng ta kỳ vọng.

Nguyên nhân tất yếu của tình trạng này là do suy thoái ở Trung Quốc, châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng ta cần đặc biệt theo dõi những gì xảy ra ở Mỹ. Nếu lạm phát tiếp tục tăng rất nhanh ở Mỹ thì đó là một vấn đề bởi vì điều này có nghĩa là lãi suất sẽ tiếp tục tăng ở Mỹ, và người dân ở Mỹ sẽ tiêu dùng ít hơn, và họ sẽ mua hàng hóa của Việt Nam ít hơn.

Nhưng tôi hy vọng rằng lạm phát sẽ bắt đầu ở mức vừa phải vào đầu năm sau, đầu năm 2023 ở Mỹ. Đây sẽ là một tín hiệu tích cực, bởi vì điều đó có nghĩa là kinh tế Mỹ không suy thoái hoặc suy thoái ít và sẽ không có tác động lớn đến tiêu dùng và nhập khẩu. Vì vậy, chúng ta phải theo dõi và chú ý những gì diễn ra ở Mỹ. Khi nhắc tới thương mại toàn cầu, những gì diễn ra ở nền kinh tế Mỹ luôn đóng vai trò rất quan trọng.

Châu Âu là một câu chuyện khác, vì khá khó để khu vực này thoát khỏi tình trạng hiện tại mà không có một cuộc suy thoái khá sâu. Vì vậy, tình hình ở châu Âu khá quan ngại. Dự báo cho thấy rằng năm 2023 có lẽ sẽ khá khó khăn đối với hầu hết các quốc gia châu Âu, và chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ. Một yếu tố sẽ đè nặng lên một số khu vực của châu Âu là thị trường bất động sản.

Triển vọng năm 2023 vẫn chưa rõ ràng, nhưng chúng ta hy vọng vào sự phục hồi kinh tế nhanh chóng ở Mỹ để kinh tế Việt Nam cũng sẽ đạt được kết quả tích cực. Nền kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu cảm nhận được tác động của gói chi tiêu bổ sung được Chính quyền Biden và Quốc hội Mỹ thông qua vào năm tới và điều này có thể kích thích tăng trưởng nhập khẩu.

Ông có thể cho biết đánh giá của mình về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong quý cuối cùng của năm nay?

Ông Jonathan Pincus: Tôi cho rằng kinh tế Việt Nam tại quý cuối cùng sẽ lại tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào sự thúc đẩy của tiêu dùng nội địa, một nhân tố thúc đẩy vẫn đang trụ vững khá tốt. Doanh số bán lẻ tăng mạnh và xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục vào quý đầu tiên của năm sau với những ngày nghỉ Tết. Chúng ta hy vọng mọi người có một cái Tết thật vui vẻ và tiêu nhiều tiền, vì điều này sẽ giúp phát triển nền kinh tế khá tốt. Một yếu tố chưa rõ ràng là tác động của việc thắt chặt tín dụng đối với nhu cầu trong quý này nhưng hy vọng rằng tăng trưởng tiêu dùng sẽ không bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu dường như sẽ tiếp tục trụ vững trong quý IV, ngoại trừ một số trường hợp. Không phải nhà máy nào cũng hoạt động hết công suất, nhưng đó là điều hiển nhiên. Chúng ta có những ngày Lễ Giáng sinh sắp tới ở châu Âu và Bắc Mỹ. Những đơn đặt hàng đã được đặt trước. Và sau Giáng sinh, chúng ta có thể sẽ thấy một sự chững lại bởi vì mọi người đều đã tiêu tiền của họ ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Đây là xu hướng bình thường. Trong năm tới, nhu cầu xuất khẩu có xu hướng tăng sau giai đoạn tăng trưởng chậm đầu năm. Cũng có những lo ngại về chuỗi cung ứng vì tình trạng ngừng hoạt động vẫn đang ảnh hưởng đến một số nhà máy ở Trung Quốc. Nhưng tôi cho rằng nhân tố thúc đẩy chính trong quý IV và quý I năm sau sẽ là tiêu dùng nội địa và hy vọng rằng nhân tố này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Một số khuyến nghị đối với Việt Nam để vượt qua những thách thức trước mắt cũng như lâu dài là gì?

Ông Jonathan Pincus: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ cần phản ứng nhanh chóng khi các điều kiện thay đổi. Do tốc độ tăng trưởng hiện nay rất mạnh, chính sách tài khóa có thể duy trì ở mức trung lập. Nhưng nếu có sự suy giảm đột ngột trong tiêu dùng, thì chính phủ cần phải chi nhiều tiền hơn một chút để kích cầu.

Việt Nam chưa gặp phải tình trạng này. Triển vọng hiện tại của Việt Nam vẫn khá ổn, nhưng chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra, đặc biệt là với xuất khẩu. Vì vậy Chính phủ cần hết sức cảnh giác. Nếu năm 2023 trở nên rất khó khăn, thì Chính phủ sẽ cần phải xem xét lại chính sách tài khóa và có lẽ phải chi thêm nhiều tiền hơn để giữ cho tiêu dùng trong nước tăng trưởng.

Về chính sách tiền tệ thì các vấn đề chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam. Trong giai đoạn COVID-19, tăng trưởng tín dụng diễn ra khá nhanh. Các ngân hàng được phép luân chuyển tín dụng để giữ cho nền kinh tế vận động trong thời gian đóng cửa. Người dân đã vay rất nhiều tiền để xây căn hộ và xây nhà, và có lẽ một số căn nhà trong số đó sẽ khó bán, điều này sẽ tạo áp lực cho các công ty xây dựng chúng và cho các ngân hàng và các trái chủ cho vay.

Chính sách tiền tệ sẽ cần phải thận trọng, để bảo đảm rằng các ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản, và đặc biệt là họ cũng cần thận trọng khi theo dõi tình hình của khách hàng vay và báo cáo nợ xấu. Nếu có vấn đề trong hệ thống ngân hàng, Chính phủ cần nhanh chóng vào cuộc để giải quyết nhằm đảm bảo rằng chúng không lây lan sang các hệ thống khác.

Nếu nền kinh tế đang giảm tốc khá nghiêm trọng, thì Chính phủ nên cân nhắc nới lỏng tín dụng một chút để đảm bảo rằng người dân có sức mua để duy trì tiêu dùng trong nước. Tất nhiên, có một vấn đề đó là Đồng Việt Nam đã yếu đi đáng kể so với Đô la Mỹ khi lãi suất tăng ở Mỹ. Rất nhiều dòng tiền đang chảy ngược vào đồng đô la Mỹ và điều này sẽ làm đồng đô la mạnh hơn so với mọi đồng tiền trên thế giới. Tôi có thể thấy rằng đó không phải là vấn đề lớn đối với Việt Nam vì chưa có nhiều dòng vốn chảy ra từ Việt Nam sang các nước khác, hay đặc biệt là quay trở lại Mỹ. Một số quốc gia khác trong khu vực đang phải vật lộn với điều đó vì dòng vốn đã chảy ra khỏi nền kinh tế của họ khi lãi suất của Mỹ tăng. Indonesia là một ví dụ về một quốc gia chứng kiến dòng vốn chảy ra lớn, điều này đã gây áp lực lên đồng Rupiah Indonesia và lãi suất trong nước.

Đồng Việt Nam yếu đi không phải là một điều quá khủng khiếp vì nó khiến cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn. Vấn đề là đầu vào cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam dựa nhiều vào nhập khẩu, hay nói cách khác là giá trị nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu cao. Điều này làm giảm tác động của việc giảm giá trị đồng VND so với USD.

Thách thức chính đối với tiền tệ là sự ổn định. Tôi cho rằng cả doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu đều muốn tỷ giá hối đoái ổn định để có thể hoạch định cho tương lai. Điều tồi tệ nhất đối với doanh nghiệp là sự biến động. Ngoài ra, nếu VND yếu đi quá nhiều sẽ làm tăng tốc độ lạm phát giá, do hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt hơn. Vì vậy, chính sách tốt nhất là cố gắng duy trì sự ổn định càng nhiều càng tốt, nhưng phải thận trọng nếu lãi suất tiếp tục tăng ở Mỹ. Hy vọng rằng lạm phát ở Mỹ sẽ bắt đầu đi xuống và điều đó sẽ làm giảm áp lực lên VND cũng như lãi suất ở Việt Nam.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.