Theo KPMG, giá trị các thương vụ trên toàn cầu đạt mức kỷ lục 6.00 tỷ USD vào cuối năm nay khi các doanh nghiệp tiếp tục tận dụng nguồn tài chính giá rẻ và sự phục hồi của đại dịch.
Theo dữ liệu của Refinitiv, các thương vụ mua bán sáp nhập toàn cầu cho đến nay đã vượt mức 4.300 tỷ USD, tiến gần đến mức cao nhất mọi thời đại là 4.800 tỷ USD thiết lập vào năm 2015.
Giá trị giao dịch năm nay tăng vọt so với mức 3.600 tỷ USD đạt được năm 2020 với "năng lượng dồn nén" từ việc gây quỹ trước đại dịch diễn ra sôi động.
Stephens Bates, giám đốc KPMG tại Singapore cho biết "thị trường mua bán sáp nhập tăng trưởng mạnh mẽ cho đến thời điểm này".
Các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ tài chính, công nghiệp và năng lượng chiếm phần lớn trong số các thương vụ năm nay, chủ yếu được dẫn dắt bởi các công ty, vốn cổ phần tư nhân và SPAC.
SPAC đã trở nên phổ biến là một công ty không có hoạt động lõi, được thành lập để huy động vốn sau đó sáp nhập với một công ty tư nhân và đưa công ty đó ra công chúng.
Bates cho biết Mỹ vẫn chiếm phần lớn các thương vụ, mặc dù châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất ở mức 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó châu Á tăng trưởng 20%.
Sự gia tăng số các thương vụ diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn tăng trưởng thay thế. Thật vậy, theo cuộc khảo sát của KPMG vào tháng 9, 86% CEO nói rằng các phương tiện vô cơ sẽ là động lực tăng trưởng chính trong 3 năm tới, bao gồm mua bán sáp nhập, liên doanh và liên minh chiến lược.
"Chúng ta đang ở trong một môi trường tăng trưởng khá thấp và điều đó có nghĩa là các CEO đang tìm kiếm các thị trường khác để phát triển sản phẩm", Bates nói.
Xu hướng đó sẽ tiếp tục cho đến cuối năm nay, khi các giao dịch có thể đạt gần "6.000 tỷ USD".
"Với việc lãi suất tiếp tục ở mức thấp, tâm lý tích cực vẫn còn đó… Tôi nghĩ rằng đà tăng vẫn sẽ tiếp tục, thậm chí kéo dài đến quý đầu năm sau".