Nhà phân tích Nikolai Dudchenko của Finam nói: "Chúng tôi đánh giá tích cực về triển vọng biến động giá và không loại trừ khả năng giá sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn lên khoảng 2.650-2.700 USD/ounce. Trong khi đó, cần phải nhấn mạnh rằng bất kỳ xu hướng nào cũng có thể đi kèm với sự điều chỉnh, điều đó có nghĩa là cần nhớ rằng những đợt giảm giá định kỳ có thể xảy ra, cũng với xu hướng mạnh mẽ như vậy”.
Theo nhà phân tích Finam, bất ổn địa chính trị, nhu cầu vàng tăng từ các ngân hàng trung ương cũng như hành động của các nhà đầu cơ trên thị trường tiếp tục ảnh hưởng đến giá vàng thế giới . Đồng thời, kỳ vọng của những người tham gia thị trường về việc cắt giảm lãi suất của Fed và cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Ấn Độ cũng có thể ảnh hưởng đến giá kim loại quý.
Trong khi đó, chiến lược gia trưởng của công ty đầu tư Vector X, Maxim Khudalov, lưu ý rằng căng thẳng quốc tế gia tăng cho đến nay đã có tác động tích cực đến giá vàng. Ông này nói: “Có nhiều khả năng giá sẽ vượt qua mức 2.500-2.600 USD/ounce”.
Tính đến 18:00 giờ Moskva ngày 12/4, giá vàng trên sàn giao dịch Comex là 2.446,6 USD/ounce (+1,87%).
Về nhu cầu tăng đối với vàng, theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), nhu cầu vàng miếng và vàng xu năm 2023 tăng trưởng nhiều nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ (+88%), tiếp theo là Ai Cập ở vị trí thứ hai (+58%) và UAE ở vị trí thứ ba (+34 %). Tiếp theo là Trung Quốc với mức tăng 27% và Nga, đồng hạng vị trí này với Kuwait - tăng trưởng nhu cầu hàng năm lên tới 26%.
Theo nhà phân tích Dudchenko, tình hình nhu cầu vàng ở Nga có thể được giải thích là do mong muốn đa dạng hóa các khoản đầu tư, cũng như mức độ bất ổn ngày càng tăng liên quan đến việc tăng cường chính sách trừng phạt của các nước không thân thiện.