Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng

08/04/2020 17:53
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc nghiên cứu phát triển SSI nhận định: "Việt Nam không cần đặt ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát mà hoàn toàn đủ khả năng thực hiện cả 2 mục tiêu chiến lược là thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô, trong đó thúc đẩy tăng trưởng được ưu tiên cao hơn".

Để thấy vì sao quý 2 hoàn toàn có thể âm, chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh tóm tắt tình hình hoạt động của 6 ngành lớn nhất, chiếm 57% GDP.

Công nghiệp chế biến chế tạo (19% GDP)

Quý 1 may mắn đến với ngành này khi Điện tử (+14,3%) là ngành được hưởng lợi do các nhà máy ở Trung Quốc phải đóng cửa. Tuy vậy khi các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc được nối lại cùng với đại dịch bùng phát toàn cầu, sản lượng điện tử tại Việt Nam gần như chắc chắn sẽ giảm. Trong quý 1/2009, ngành Công nghiệp chế biến chế tạo giảm -0,3% do suy thoái kinh tế trong khi quý 1/2020, ngành này vẫn còn tăng +7,12% nhờ Điện tử có tỷ trọng cao.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 1.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Nông nghiệp (10% GDP)

Ngành này sẽ rất khó khăn vì khô hạn mặn. Diện tích lúa Đông Xuân vụ 2020 cả nước đã giảm -3%. Xuất khẩu nông thủy sản quý 1 (gồm thủy sản, rau quả, gạo, hạt tiêu, chè, cà phê, hạt điều, sắn) đã giảm -48%, từ 9,5 tỷ USD xuống còn 4,9 tỷ USD. Tình trạng xâm nhập mặn và giảm cầu kéo dài và vì vậy tăng trưởng của quý 2 cũng sẽ âm.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 2.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Bán buôn bán lẻ (9,8% GDP)

Theo ông Linh, khả năng cao là bán lẻ bán buôn sẽ tăng trưởng rất thấp hoặc âm. Chỉ số bán lẻ trong tháng 3 đã giảm xuống 1,6% từ mức 7,2% của tháng 1. Với việc áp dụng cách ly toàn xã hội trong tháng 4, chỉ số bán lẻ chắc chắn sẽ giảm âm trong một vài tháng của quý 2. Trong quý 1, ngành này tăng +5,69%, mức thấp nhất 6 năm.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 3.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Xây dựng (6,55% GDP)

Trong quý 1, xây dựng chỉ tăng +4,37%, thấp hơn cả thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính 2009. Nguyên nhân là do vốn đầu tư toàn xã hội và thị trường bất động sản chậm chạp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý 1 chỉ tăng +2,2% (cùng kỳ tăng +8,8%) còn thị trường bất động sản đang chịu sức ép ở cả phía cung và phía cầu. Cần lưu ý rằng trong tổng đầu tư toàn xã hộ có đầu tư công. Thực tế đầu tư công tăng rất cao (16,4%) nhưng vì khoản mục lớn nhất là vốn tư nhân chỉ tăng 4,2%, còn FDI giảm -5,4% nên tổng thể lại thành thấp. Quý 2 thì tổng vốn đầu tư rất có thể sẽ giảm âm.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 4.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Tài chính ngân hàng bảo hiểm (5,9% GDP)

Ngành này sẽ bị giảm tốc do các hoạt động kinh tế chậm lại. Khá bất thường khi Quý 1 ngành này còn tăng tới 7,2%. Dẫu sao thì năm nay chính sách tiền tệ phải rất tích cực (+vất vả) để hỗ trợ kinh tế nên thực sự cũng rất mong ngành này dù chậm lại nhưng cũng không quá chậm.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 5.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Khai khoáng (5,6% GDP)

Khai khoáng sẽ rất khó khăn vì giá dầu. Sản lượng khai thác dầu thô tháng 3 giảm -16% và tính chung quý 1 giảm -11%. Với giá dầu giảm nhanh về chỉ còn 1/3 trung bình năm 2019 thì việc khai thác dầu tại Việt Nam sẽ rất khó có lãi, việc tiếp tục giảm sản lượng là đương nhiên.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 6.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Ông Linh kết luận: "Như vậy 6 ngành lớn nhất trong GDP sẽ giảm tốc hoặc tăng trưởng âm. Nông nghiệp, Khai khoáng, Lưu trú ăn uống và Vận tải kho bãi gần như chắc chắn sẽ âm trong quý 2. Quý 2 năm nay có lẽ sẽ là quý đầu tiên trong hàng chục năm Việt Nam tăng trưởng âm, điều mà trong khủng hoảng 2009 và 2012 đều chưa từng xảy ra (quý thấp nhất trong giai đoạn đó là quý 1/2009 tăng 3,1%)".

Song, ông cũng chỉ ra điểm tích cực, là nếu so với thời gian 2009 hay 2012, Việt Nam đang có nhiều lợi thế hơn để ổn định vĩ mô, thậm chí còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng. Ông Linh chỉ ra 3 thuận lợi:

Dư địa tài khóa và tiền tệ

Trước khi nổ ra dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế của thế giới và Việt Nam đều đang trên đà tốt. Các chính sách điều hành kinh tế lớn của Việt Nam đa phần đều đi đúng hướng. Điều này rất khác so với giai đoạn 2009 và 2012 khi những sai lầm trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa thời gian trước đó đã dẫn đến khủng hoảng và hao tổn rất nhiều nguồn lực.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 7.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Trong 5 năm trở lại đây, cùng với sự vươn lên của khối FDI và tư nhân, Việt nam đã liên tục xuất siêu với giá trị xuất siêu tăng dần. Xuất siêu mang đến một lượng lớn ngoại tệ, giúp gia tăng cung tiền và ổn định thanh khoản hệ thống ngân hàng. Nhờ xuất siêu mà dự trữ ngoại hối hiện tại đã đạt 85 tỷ USD, bằng 4 tháng nhập khẩu, trong khi vào cuối năm 2008 và 2012, dự trữ ngoại hối là 24 tỷ và 26 tỷ USD, tương đương 3,6 và 2,7 tháng nhập khẩu.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm trong năm 2018 và 2019 vô hình chung đã để lại số dư tiền lớn trong ngân sách, ước tính xấp xỉ 500 nghìn tỷ VND, bằng 8% GDP. Với lượng tiền này, dù thu ngân sách 2020 có giảm mạnh, nguồn vốn cho hệ thống y tế cũng như các dự án hạ tầng trọng điểm sẽ không bị ảnh hưởng.

Lạm phát thấp

CPI quý 1 so với cuối năm 2019 (YTD) tăng +0,34%, là quý 1 có chỉ số CPI (YTD) thấp nhất 5 năm. Ngoài giá dầu đã giảm rất sâu, giá thịt lợn nhiều khả năng cũng sẽ giảm nhờ dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế và quyết tâm của Chính phủ (dù thực tế ở siêu thị giá thịt lợn lại tăng). Thực phẩm và nhiên liệu là 2 nhóm hàng hóa có tác động lớn đến CPI nên CPI năm 2020 chắc chắn sẽ tăng thấp.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 8.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Lạm phát thấp là tiền đề quan trọng để giảm lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa năm nay với 2009 và 2012.

Chính sách tiền tệ trong 2 nhiệm kỳ qua có thể nói là đã hiệu quả hơn nhiều so với thời gian trước đó. Năm 2008 và 2011 lạm phát phi mã có nguyên nhân chính từ sai lầm của chính sách tiền tệ (kích tín dụng tăng quá mạnh và thiếu định hướng).

Động lực tăng trưởng đã chuyển sang FDI và tư nhân

Theo ông Linh, đây là hai thành phần có sự năng động nhất.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 9.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Năm 2009, xuất khẩu của khối FDI chiếm 55% tổng xuất khẩu, năm 2019, tỷ lệ này là 68%. Kể từ năm 2017 (năm của Nghị quyết 10) kinh tế tư nhân đã vươn lên nhanh chóng. 

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 10.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Tổng vốn đầu tư của khối tư nhân trong giai đoạn 2017-2019 đã tăng trung bình 18%/năm, cao hơn nhiều giai đoạn 2014-2016 là 12%. Ngược lại, khối doanh nghiệp nhà nước giảm từ 12%/năm xuống -2%/năm.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 11.

Nguồn: Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh

Có thuận lợi thì cũng sẽ có khó khăn, khó khăn lớn nhất là độ mở của kinh tế. Năm 2019 kim ngạch xuất nhâp khẩu của Việt Nam bằng 2 lần GDP, năm 2009 tỷ lệ này mới là 1,2 lần. Ông Linh đánh giá, những cú sốc từ bên ngoài sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với năm 2009.

Với những thuận lợi và khó khăn như trên, việc ứng phó với dịch bệnh trong năm 2020 sẽ rất khác với 2 đợt khủng hoảng 2009 và 2012. 

"Việt Nam không cần đặt ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát mà hoàn toàn đủ khả năng thực hiện cả 2 mục tiêu chiến lược là thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô, trong đó thúc đẩy tăng trưởng được ưu tiên cao hơn" - ông Linh cho biết.

Câu hỏi là làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng khi dịch bệnh hoành hành. Câu trả lời là trong quý 2 năm nay thì dù có làm gì cũng không thể kéo được tăng trưởng. Nhưng những gì làm được trong quý 2 sẽ giúp hồi phục nhanh hơn trong nửa cuối năm và tăng tốc những năm tiếp theo.

Ông Linh đề xuất một số việc mà Việt Nam có thể làm ở thời điểm hiện tại:

i. Thúc đẩy đầu tư công, tập trung các dự án hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa cao, nhất là trong khu vực phía Nam.

ii. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý các ngân hàng yếu kém để chặn đua lãi suất, đây là tiền đề cho giảm lãi suất một cách lâu dài.

iii. Phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ các tập đoàn tư nhân có sức cạnh tranh mạnh, tạo dựng 30 "con sếu lớn" làm đầu tàu kéo tăng trưởng.

iv. Sửa đổi luật đất đai, dỡ bỏ hạn điền, giải phóng hoàn toàn ngành nông nghiệp.

v. Bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong nước, trong đó đặc biệt chú ý nhập siêu từ ASEAN. (Trong quý 1 người Việt nam vẫn chi 1,4 tỷ USD cho du lịch quốc tế, chỉ giảm -2,9% trong khi xuất khẩu du lịch giảm -18,6%, đây là lý do khiến nhập siêu dịch vụ tăng gấp 3).

"Những việc trên không hề tốn kém, nhưng để làm được thì cần có sự tỉnh táo và quyết tâm rất lớn" – chuyên gia này nhận định.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh: GDP quý 2 có thể âm nhưng Việt Nam có 3 thuận lợi để ổn định vĩ mô và còn đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 13.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.