Chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp: “Chứng khoán Việt Nam thăng hoa trong quý 1 và đầu quý 2, VN-Index thậm chí có thể về đỉnh 1.200 điểm”

06/01/2020 09:00
Theo ông Điệp, TTCK có thể hưng phấn ngay trong quý 1, đầu quý 2. Chỉ số VN-Index tăng mạnh lên 1.200 điểm. Sau đó thị trường điều chỉnh tương đối lớn và kéo dài đến hết năm. Cuối năm có thể phục hồi nhẹ, đóng cửa ở mốc 1.050. Xác suất cho kịch bản này là 40%.

Trải qua một năm đầy thăng trầm, thị trường chứng khoán bước vào năm mới 2020 với bao âu lo. Đâu là điểm tựa cho Nhà đầu tư, chiến lược nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Chia sẻ về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp.

Chứng khoán Việt Nam gặp khó trong năm 2019

Kết thúc năm 2019, chỉ số Vn-Index đạt 960 điểm. Nếu so với chỉ số đóng cửa của năm 2018 là 890 điểm thì có vẻ năm 2019 là năm thành công cho nhiều thành phần của thị trường. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào bản chất thực thì bức tranh TTCK năm 2019 lại vô cùng ảm đạm. Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đã thua lỗ nặng nề trong năm 2019. Ngay cả nhiều tổ chức tài chính, Quỹ đầu tư cũng có hiệu quả đầu tư rất kém, thua xa lãi suất tiết kiệm.

Trong cùng lúc đó, Chứng khoán Mỹ và thế giới nhìn chung có những bước thăng hoa rực rỡ. Cho dù kinh tế vĩ mô năm 2019 của Việt nam khá ổn định, tăng trưởng GDP giữ ở mức cao, tỷ giá và lạm phát đều được kiểm soát tốt, thế nhưng chứng khoán vẫn "đì đẹt". Nếu coi TTCK là "hàn thử biểu" của nền kinh tế thì có vẻ nó đang chạy sai. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra những điều này?

Thứ nhất: thiếu tiền. "Có bột mời gột nên hồ", điều kiện cơ bản của TTCK là dòng tiền. Năm 2019 tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, 13%. Điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến TTCK. Nhiều kênh đầu tư khác như vàng, tiết kiệm, trái phiếu, có tỷ suất khá hấp dẫn. Đặc biệt, BĐS đã thu hút một dòng tiền lớn, do có nhiều sản phẩm và phân khúc đột biến. Việc TTCK Mỹ và châu Âu có năm tăng trưởng kỷ lục, cũng làm dòng tiền chậm lại cho thị trường Việt nam.

Thứ hai: thiếu niềm tin. Nếu đầu năm kỳ vọng thăng hạng của TTCK Việt Nam là rất lớn nhưng khi kết quả không như mong muốn, thị trường đã phản ứng khá tiêu cực. Sự mất mát niềm tin còn đến khi nhiều vụ "nổ" do sự quản lý yếu kém, cảm tính, của một số CTCK. Có thể kể đến những mã đã và đang làm mất mát tinh thần cho nhà đầu tư như FTM, TTB, VRC. Một khi không còn niềm tin vào doanh nghiệp, vào CTCK, vào nhà tư vấn sẽ khiến nhiều nhà đầu tư cảm giác bơ vơ, lạc lối.

Thứ ba: phái sinh chưa hoàn chỉnh. Thị trường phái sinh mới ra đời, rất nhiều NĐT chưa hiểu đầy đủ về những công năng của phái sinh. Có những nghi ngại nhất định khi nhiều phiên phái sinh khuấy đảo, làm ảnh hưởng đến tâm lý và giá trị đầu tư.

Năm 2019 không chỉ khó khăn với NĐT, mà còn là năm mang lại nhiều nỗi buồn cho những người chuyên nghiệp như Môi giới, Tư vấn, Tự doanh. Thị trường xuất hiện vài nhân tố mới đến từ các CTCK của Hàn quốc, từ một CTCK thuộc khối ngân hàng, nhưng một đóa hoa không làm lên mùa xuân. Tình cảnh chung của các CTCK là tương đối mờ nhạt.

Kỳ vọng gì cho năm 2020?

Chứng khoán như một dòng sông, có khúc chảy chậm, lững lờ, nhưng có khúc sẽ rộng mở, chảy nhanh ra biển lớn. Nếu coi năm 2019 là một nốt trầm thì chúng ta sẽ hy vọng gì vào năm mới 2020? Hãy cùng thử suy xét một số điểm nhấn quan trọng, cả tích cực và tiêu cực, sẽ ảnh hưởng đến TTCK năm nay.

Thứ nhất: về thế giới. Bầu cử Tổng thống Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng Trung Đông, vấn đề Triều tiên, đó là những vấn đề nổi bật nhất. Nếu Tổng thống Trump đắc cử (xác suất khá cao) sẽ giúp kinh tế và chứng khoán Mỹ thăng hoa. Vấn đề thương mại với Trung Quốc sẽ tìm được điểm cân bằng trong thời gian tới. "Lò lửa" Trung Đông chưa bao giờ hạ nhiệt trong suốt mấy chục năm qua, cho nên, nếu không có Iran, cũng sẽ có vấn đề khác. Đó là cuộc chiến về hệ giáo. Sự ảnh hưởng sẽ mang tính tức thời. Tóm lại, dù có nhiều mối quan ngại, nhưng nhìn chung kinh tế chính trị thế giới năm 2020 sẽ không quá tiêu cực.

Thứ hai: về kinh tế vĩ mô trong nước: Sự điều hành của Chính phủ đã và đang tạo ra sự ổn định, tăng trưởng khá bền vững. Dự kiến GDP năm 2020 vẫn giữ ở mức 6,8-7%. Trong bối cảnh nước láng giềng đi xuống, chúng ta tăng mạnh xuất siêu vào thị trường Mỹ. Dự trữ ngoại hối rất cao, là vũ khí để kiểm soát tỷ giá. Dù vấn đề dịch tả lợn có đôi chút khó khăn trong kiềm chế lạm phát, nhưng năm 2020 dự kiến vẫn quanh mức 3,5%. Những quả "bom nổ chậm" như BĐS, Trái phiếu doanh nghiệp đang được áp chế bởi những chính sách siết chặt hơn.

Thứ ba: về TTCK. Rất nhiều yếu tố đang ủng hộ cho những bước cuối cùng cho việc nâng hạng thị trường. Dự kiến trong năm nay, HoSE sẽ áp dụng phần mềm giao dịch mới, tiên tiến hơn, sẽ có sự phân bảng rõ ràng hơn. Dòng tiền mới sẽ xuất hiện khi chứng khoán là kênh đầu tư tốt, minh bạch. Nhiều doanh nghiệp đang có những bước tiến về KQKD, quản trị doanh nghiệp. P/E của toàn thị trường đang ở mức 15, nếu lợi nhuận tăng thêm 15%, thì chỉ cần giữ nguyên mức P/E này, chỉ số giá cũng đã tăng tương ứng 15%.

3 kịch bản chứng khoán năm 2020

Xem xét các yếu tố đã nêu, có thể đưa ra những dự báo cho chứng khoán Việt nam năm 2020.

Kịch bản 1: sau thời gian tích lũy tại vùng 960-1.000 điểm, VN-Index sẽ tăng lên mạnh mẽ. Mức tăng có thể đạt 10-15% cho chỉ số chung, tức có thể đạt 1.150 điểm, dự kiến vào tháng 5/2020. Sau đó thị trường có thể sẽ có điều chỉnh, quay lại vùng 1.000. Kết thúc năm sẽ một lần nữa vươn lên đỉnh 1.130-1.150 điểm. Xác suất cho kịch bản này là 40%.

Kịch bản 2: ngay trong quí 1, đầu quí 2, TTCK sẽ hưng phấn. Chỉ số VN-Index tăng mạnh, thanh khoản thị trường trở lại mốc 5.000 tỷ trên sàn HoSE. Nhiều tin tức tốt về việc thăng hạng thị trường, nhiều doanh nghiệp báo lãi lớn, đưa ra kế hoạch khả quan cho năm 2020. Chứng khoán có thể đạt đỉnh của năm 2018 là 1.200 điểm. Sau đó thị trường điều chỉnh tương đối lớn và kéo dài đến hết năm. Cuối năm có thể phục hồi nhẹ, đóng cửa ở mốc 1.050. Xác suất cho kịch bản này là 40%.

Kịch bản 3: thị trường không thoát được khỏi cơn trầm lắng. Cho dù trong năm, có vài đợt sóng tăng lên trên 1.000 điểm, nhưng về cơ bản, đó chỉ là những cơn sóng lẻ tẻ. Kết thúc năm 2020, VN-Index đóng cửa quanh 950 điểm. Xác suất cho kịch bản này là 20%.

Năm 2020 TTCK Việt nam đánh dấu 20 năm ra đời. Tuổi 20 trong chứng khoán, được ví như chàng thanh niên, vươn mình đứng lên. Mặc dù vậy, chúng ta luôn có những cái nhìn thận trọng, tỉnh táo, để có thể chuẩn bị tốt khi gặp phải những kịch bản khác nhau.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
4 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
3 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
3 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
2 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
2 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.