Chuyên gia Nhật: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn coi Việt Nam là cơ sở sản xuất, nhưng thực tế đất nước này đang phát triển ở tầm cao hơn!

02/05/2020 11:07
Ông Hironobu Kitagawa, Phó Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) trong cuộc phỏng vấn của TTXVN tại Tokyo đã đánh giá cao nỗ lực cải thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.

Đánh giá về các  thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam sau 45 năm thống nhất đất nước, đặc biệt trong quá trình Đổi mới, ông Hironobu Kitagawa nhận xét bằng từ "mạnh mẽ".

GDP Việt Nam đã tăng 50 lần trong tính từ năm 1986 đến năm 2018, từ 5 tỷ USD khi bắt đầu Đổi mới lên 245 tỷ USD.

"Đó là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). So với tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 2,5 lần của Nhật Bản trong cùng giai đoạn, chúng ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh như thế nào", ông nói.

Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này, theo ông, đó là thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới nước này và mở rộng hoạt động xuất khẩu.

Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa bằng 1/10 của Malaysia hay Thái Lan. Tuy nhiên, vào năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên hơn 240 tỷ USD, bắt kịp các quốc gia láng giềng.

Ông nhấn mạnh các nỗ lực của Việt Nam nhằm cải thiện chính sách thương mại quốc tế bằng cách theo sát các xu hướng trên thế giới đã được các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao.

Đáng chú ý, các nỗ lực này bao gồm việc đưa vào thực thi Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, gia nhập Tổ chức WTO và tham gia Hiệp định CPTPP.

"Các nỗ lực của Việt Nam nhằm tạo nền tảng cho một môi trường đầu tư mở cho hàng loạt quốc gia và khu vực, như việc tổ chức Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, nơi các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản thảo luận với chính phủ của hai nước, hay Diễn đàn VBF với sự tham gia của các doanh nghiệp phương Tây, cũng góp phần không nhỏ vào các nỗ lực này", ông bình luận.

Trong cuộc khảo sát về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á và châu Đại Dương do JETRO tiến hành trong năm 2019, các doanh nghiệp Nhật  đánh giá Việt Nam cao nhất trong khối ASEAN khi có tới 63,9% trong số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ dự định sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước này.

"Về môi trường đầu tư, quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng và sự ổn định chính trị và xã hội là hai nhân tố được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao nhất", ông cho biết và nhận định: "Có thể coi đây là lời khen ngợi về sự ổn định trong chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác và hệ thống quản trị của nước này".

Tuy nhiên, có 61,1% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát trên bày tỏ quan ngại về vấn đề "chi phí nhân công tăng", 42,6% quan ngại về vấn đề "quản trị chính sách không rõ ràng của chính quyền địa phương" và 38,6% lo ngại về vấn đề "tỷ lệ nhân viên chuyển việc cao". Đây chính là các nhân tố đứng đầu trong danh sách "các rủi ro liên quan tới môi trường kinh doanh".

Mặt khác, cho dù các doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát chỉ ra rằng các rủi ro liên quan tới các thủ tục hành chính đã giảm, nhưng khi được hỏi về các rủi ro trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn nêu ra một số rủi ro như việc giảm các ưu đãi đầu tư hay tình trạng thiếu điện. Do vậy, việc giải quyết từng quan ngại này sẽ giúp tạo điều kiện cho việc tiếp tục đầu tư và mở rộng các dự án.

Nói thêm, ông Hironobu Kitagawa cho biết: "Mặc dù cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản, vẫn coi Việt Nam là cơ sở sản xuất nhưng tôi cho rằng Việt Nam đang phát triển ở tầm cao hơn". Theo đó, ông lưu ý về việc cần nhận thức rõ tiềm năng của sự hợp tác thông qua việc kết hợp trí thức của Nhật Bản và Việt Nam.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
9 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
9 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
10 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
11 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
11 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Giá giảm 'sốc', nhiều khách mua vẫn thất vọng với Black Friday
12 giờ trước
Nhiều người TP.HCM háo hức đi “săn” hàng giảm giá dịp Black Friday nhưng lại thất vọng đi về vì sản phẩm không được như kỳ vọng.
Loạt xe cán mốc doanh số 10.000 chiếc nhanh nhất thị trường Việt: Corolla Cross bị chê giá cao vẫn chốt đơn ầm ầm, Seltos 'hất' Kona lại bị Creta, Xforce qua mặt
13 giờ trước
Việc bán được 10.000 xe là chỉ số quan trọng quyết định tương lai của mẫu xe đó ở Việt Nam.
Honda đưa siêu phẩm côn tay mạnh bậc nhất phân khúc về thị trường 'hàng xóm' Việt Nam: Thiết kế hầm hố, nâng cấp loạt trang bị xịn xò
14 giờ trước
Tân binh côn tay của Honda sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ.
[Trên Ghế 44] Lên số nào xuống số đó, nhớ taluy dương và những điều cần biết khi đổ đèo
15 giờ trước
Khi đi đường đèo núi, người lái cần nhớ những quy tắc căn bản như lên số nào xuống số đó, không rà phanh liên tục, xác định phía taluy dương… đặc biệt tuân thủ đúng luật giao thông khi cần đi đúng làn đường của mình.