Đối với hầu hết người dân Việt Nam, mâm cỗ Tết có một ý nghĩa rất lớn, nhiều gia đình sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn bình thường để có một mâm cỗ ngon và an toàn. Cũng vì thế, nhiều người thường hay mua hàng bằng niềm tin, đó là mua thực phẩm qua những cơ sở được giới thiệu là ở quê hay sạch. Vậy, việc mua hàng bằng niềm tin đó có thực sự giúp cho người dân có một mâm cỗ thật ngon, an toàn. Và làm thế nào để có thể lựa chọn được những sản phẩm sạch và an toàn?
Bí quyết chọn mâm cỗ an toàn ngày Tết (Ảnh minh họa)
Chiều 28.12, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến: "Cùng hành động vì mâm cỗ Tết an toàn" nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc, người tiêu dùng về "Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm" của ngành nông nghiệp trong dịp cao điểm cận Tết này.
Có mặt tại buổi tọa đàm trực tuyến với nội dung: "Cùng hành động vì mâm cỗ Tết an toàn", ông Hoàng Trọng Thủy – Chuyên gia nông nghiệp cho rằng, trong dịp nghỉ lễ Tết, các cửa hàng, siêu thị đều đóng cửa, giá thực phẩm tăng cao, chính vì vậy hầu hết các gia đình đều có tâm lý chọn cách tích trữ các sản phẩm đông lạnh trước đó vài ngày. Nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc, và có mùi khó chịu.
Ông Hoàng Trọng Thủy – Chuyên gia nông nghiệp chia sẻ bí quyết chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn để có mâm cỗ an toàn ngày Tết (Ảnh: Đàm Duy)
Người dân cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Và quan trọng là người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP để cơ quan chức năng (như cơ quan quản lý thị trường, Sở Công Thương, chính quyền xã, phường…) để có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.
Trong dịp nghỉ lễ Tết, các cửa hàng, siêu thị đều đóng cửa, giá thực phẩm tăng cao, chính vì vậy hầu hết các gia đình đều có tâm lý chọn cách tích trữ các sản phẩm đông lạnh trước đó vài ngày. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng thực phẩm, chọn các thực phẩm có thời gian lưu giữ ngắn hạn, bởi thời gian đông lạnh càng kéo dài, càng đồng nghĩa với số lượng chất bảo quản thực phẩm được lưu giữ trong thực phẩm.
Đối với mâm cơm Tết cơ cấu 20% rau củ, quả, 30% là thịt còn lại là các thành phần khác. Ở khu vực nông thôn được ăn tươi nhiều hơn, ở khu vực thành phố dự trữ nhiều hơn. Với cơ cấu phức tạp như vậy có 2 hạn chế, đối với sản xuất và tiêu dùng chuẩn bị tốt các điều kiện tốt về đất, nước và đặc biệt là các quy chuẩn về sản xuất an toàn.
Clip: Chuyên gia nông nghiệp nói về cách chọn thực phẩm an toàn ngày Tết
Thứ 2 là về quản lý của nhà nước, có thể thấy sản xuất chúng ta thực hiện tốt nhưng khâu trung gian chuyển từ người sản xuất tới tiêu dùng còn lỏng lẻo. Trước đây ăn ngon, ăn theo vị thì giờ đây người ta không chỉ ăn ngon mà phải theo an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng, chuyên gia Hoàng Trọng Thủy cho biết thêm.
Cũng trong vấn đề tiêu dùng thông minh, từ trước đến nay người tiêu dùng vẫn cho rằng thịt tươi, thịt nóng là thơm ngon hơn. Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) nhấn mạnh: Thịt cấp đông đúng quy trình sẽ đảm bảo vệ sinh hơn thịt nóng, thịt tươi vì trong thân thịt có các vi sinh vật có thể tăng trưởng gấp 20 lần trong 1 tiếng ở 20 độ C. Có nghĩa là thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ được đưa vào làm mát ở nhiệt độ 0 - 4 độ C rồi pha lóc, cấp đông bảo quản mới là thịt tươi, giữ được chất dinh dưỡng và đặc tính của thịt. Trái lại, thịt sau giết mổ nếu không được bảo quản đúng cách sẽ bị vi sinh vật xâm nhập và phân hủy, làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Do vậy quan niệm dùng thịt nóng, thịt tươi mới là thơm ngon là sai lầm. Nếu người tiêu dùng thay đổi được thói quen dùng thịt nóng, sẽ đạt được hai mục tiêu là chất lượng về dinh dưỡng và giảm thiểu khả năng ô nhiễm môi sinh.