Chuyên gia phần mềm người Pháp rời Paris tới sống ở Hà Nội: Việt Nam đang "thay da đổi thịt" từng ngày

14/08/2021 11:09
Chuyển đến sống và làm việc tại Việt Nam vào năm 2017, anh David Lapetina, chuyên gia phần mềm người Pháp luôn dành một tình yêu đặc biệt cho dải đất hình chữ S. Trên cương vị Giám đốc Vận hành một công ty phần mềm Mỹ, anh David còn chia sẻ những trải nghiệm thú vị với các lập trình viên Việt.

Paris vẫn như trước còn Việt Nam thay đổi rất nhanh

- Anh từng chia sẻ rằng, có lẽ kiếp trước anh là người Việt Nam. Anh có thể chia sẻ về cơ duyên nào đã đưa anh đến với Việt Nam và yêu đất nước này đến vậy?

Tôi đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2011 trong một chuyến đi công tác. Tuy nhiên, trải nghiệm ấy tới giờ vẫn rõ mồn một trong tâm trí tôi vì nó rất thật, mới mẻ và hoàn toàn khác biệt. Nếu là khách du lịch, bạn sẽ không thể có các trải nghiệm dân dã như ăn cơm bụi hay uống trà đá vỉa hè khi tới Hà Nội.

Ngay khi bắt đầu làm việc tại đây, tôi cũng đã vô cùng ấn tượng bởi sự chuyên nghiệp, tinh thần ham học hỏi của người Việt. Tôi phải nhấn mạnh rằng, hầu hết những người mà tôi gặp tại đất nước của các bạn đều thực sự yêu thích những gì họ đã và đang làm. Họ cũng không ngại trau dồi thêm bản thân để đóng góp tốt hơn cho công việc.

Vì thế, tôi cảm thấy bản thân luôn có sợi dây liên kết "ngầm" với Việt Nam. Sau này, khi có thời gian đi du lịch và khám phá thêm đất nước xinh đẹp này, tôi tiếp tục bắt gặp tinh thần ấy ở mọi nơi tôi đến.

Bất kì người Việt Nam nào cũng mong muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp cho mình và cho thế hệ sau. Ngay cả trong những lớp học xa xôi nhất, giáo viên và học sinh vẫn nỗ lực học tập với hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

Mặc dù tiếp nhận các xu hướng công nghệ mới nhanh là thế nhưng người Việt vẫn giữ được những nét đẹp trong gia đình và văn hoá của mình.

Chuyên gia phần mềm người Pháp rời Paris tới sống ở Hà Nội: Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày - Ảnh 1.

Vào lúc đó, tôi bay qua lại giữa Pháp và Việt Nam khoảng 5-6 lần mỗi năm. Và có một điều tương phản thật thú vị: Mỗi lần trở lại Pháp tôi thấy mọi thứ vẫn như trước, trong khi đó, ở Việt Nam, mọi thứ lại chuyển động rất nhanh. Việc áp dụng các công nghệ mới và dịch vụ trực tuyến cũng năng động hơn rất nhiều.

Thêm một điều khiến tôi cực kỳ ấn tượng là mặc dù tiếp nhận các xu hướng công nghệ mới nhanh là thế nhưng người Việt vẫn giữ được những nét đẹp trong gia đình và văn hoá của mình. Một ví dụ hoàn hảo nhất cho sự pha trộn rất thú vị này là trên một số tuyến phố tại Hà Nội, phía sau những ngôi nhà cao tầng hiện đại mới mọc lên, vẫn còn cả những con ngõ nhỏ và ngôi chùa cổ kính. Những giá trị này bắt rễ rất sâu trong cuộc sống và là thứ khiến tôi trân trọng cũng như yêu Việt Nam hơn.

Chuyên gia phần mềm người Pháp rời Paris tới sống ở Hà Nội: Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày - Ảnh 2.

Cảm giác thân quen là điều anh David luôn cảm nhận được mỗi lần đặt chân xuống Việt Nam.

- Bắt đầu hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm từ năm 2011, lí do nào khiến anh chọn Việt Nam cho những dự án này?

Với vai trò là một nhà cung cấp phần mềm, chúng tôi không chỉ phải làm mới mình hằng ngày mà còn cần nghiên cứu và mang tới khách hàng những sản phẩm chất lượng. Để đạt được điều này, việc kiểm thử vô cùng quan trọng.

Ở các nước phương Tây, chủ yếu các nhà phát triển phần mềm sẽ đóng vai trò kiểm tra kĩ thuật hoặc các nhà phân tích, chủ sở hữu sản phẩm sẽ đảm nhiệm phần kiểm tra thông qua đánh giá của người dùng. Quá trình thử nghiệm này được diễn ra song song với quá trình sản xuất sản phẩm nhằm phát hiện và xử lí sớm những vấn đề còn tồn đọng.

Năm 2011, Việt Nam đã rất nổi tiếng trong lĩnh vực này vì nhân sự tài năng và có chuyên môn sâu. Bên cạnh đó, Việt Nam và Pháp còn có khá nhiều điểm tương đồng về cả văn hoá và cách vận hành công việc. Lẽ tất yếu, chúng tôi chọn đất nước của các bạn làm điểm hạ cánh.

Hệ sinh thái ngành CNTT tại Việt Nam ngày càng phong phú

- Vậy anh đánh giá thế nào về tiềm năng của Việt Nam trong ngành công nghiệp phần mềm?

Có thể thấy tại Việt Nam các công nghệ mới được tiếp cận và áp dụng khá nhanh so với các quốc gia khác chẳng hạn như trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) hay blockchain. Tôi tin rằng Việt Nam đã tạo được uy tín trên trường quốc tế. Nhiều startup được khởi tạo trong lĩnh vực đó và hiện đang phát triển khá tốt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, điểm khác biệt của một sản phẩm phần mềm không chỉ nằm ở công nghệ mà còn ở việc nó đáp ứng nhu cầu của khách hàng ra sao. Đó cũng là điểm mạnh của công ty chúng tôi. Tại TIBCO, mối quan hệ bền chặt với khách hàng đã giúp chúng tôi đưa công nghệ vào dịch vụ của họ và giải quyết các nhu cầu của khách hàng.

Thông thường, các kĩ sư công nghệ thông tin trên thế giới đều muốn "nghịch" với càng nhiều công nghệ càng tốt. Nhưng mục đích cuối cùng của công nghệ là sở hữu các tính năng hữu ích giúp cải thiện cuộc sống. Việt Nam đang có các doanh nghiệp làm khá tốt điều này, ví dụ như Zalo hay các startup trong mảng công nghệ thanh toán không tiếp xúc.

Chuyên gia phần mềm người Pháp rời Paris tới sống ở Hà Nội: Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày - Ảnh 3.

Anh David đánh giá rất cao khả năng, sự ham học hỏi và sẵn sàng cống hiến của các lập trình viên Việt.

- Anh nhận xét ra sao về khả năng của các kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam?

Tại thời điểm 10 năm trước, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đã được đánh giá là khá tiềm năng. Những năm gần đây, nhờ vào sự liên kết mật thiết của các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài, sinh viên trong lĩnh vực này được trao nhiều cơ hội học tập hơn, thậm chí ngay trong nước cũng được học các chương trình giáo dục chuẩn hoá quốc tế. Vì thế, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các bạn trẻ đã tốt hơn và kinh nghiệm làm việc ở trường quốc tế cũng dày dạn hơn. Các rào cản về văn hóa tại doanh nghiệp đa quốc gia cũng được xóa nhòa đi rất nhiều.

Khi bắt đầu làm việc ở Việt Nam, tôi không mất quá nhiều thời gian để làm quen với môi trường này dù hai nước cách nhau 14 giờ bay. Dù cách thức làm việc của mỗi quốc gia khác nhau thật đấy nhưng điểm khác biệt này lại tạo ra nhiều cơ hội để tìm ra các giải pháp sáng tạo. Bằng nỗ lực gom góp lại từ các nhóm nhỏ, giống như trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) hiện giờ tại Hà Nội của chúng tôi, ngoài người Việt còn có nhân sự là đến từ châu Âu, Mỹ, chúng tôi nhìn thấy khả năng thành công theo cấp số nhân.

- Là một lãnh đạo tại một công ty sản xuất phần mềm đến từ Mỹ, anh có thể chia sẻ đôi chút kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam với người Việt Nam được không?

Thị trường công nghệ thông tin là một thị trường luôn chuyển động với tần suất dao động lớn. 10 năm trước, hầu hết các kĩ sư chỉ làm việc tại các công ty gia công phần mềm; còn hiện tại hệ sinh thái ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam đã phong phú hơn nhờ vào sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty phần mềm trong nước và đa quốc gia.

Với phong cách quản lí nhân sự tại các công ty phương Tây, nhân viên thường phải dành khá nhiều thời gian để thích nghi với môi trường và văn hoá làm việc. Chẳng hạn như ở TIBCO, chúng tôi đặt niềm tin rất lớn vào trách nhiệm của từng nhân viên trong công việc. Chúng tôi cũng linh động về thời gian cho những ai thực sự cần. Chẳng hạn, nhân viên nữ cần phải đón con ở trường học nên có thể kết thúc giờ làm việc sớm hơn.

Chúng tôi cũng kỳ vọng các thành viên trong công ty sẽ là "nhân vật chính" trên "sân khấu" sự nghiệp của mình.

Chuyên gia phần mềm người Pháp rời Paris tới sống ở Hà Nội: Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày - Ảnh 4.

Chúng tôi cũng kỳ vọng các thành viên trong công ty sẽ là "nhân vật chính" trên "sân khấu" sự nghiệp của mình. Để làm được như vậy, họ cần chủ động hơn trong sự nghiệp, sôi nổi đề xuất các giải pháp và thảo luận về các sáng kiến mới hơn là mù quáng thực hiện các yêu cầu trên bàn giấy mỗi ngày.

Có thể nói giá trị bên trong của bộ phận nghiên cứu và phát triển chính là con người. Mọi người đều cần tham gia tích cực và hiểu về sản phẩm mà họ làm, cũng như coi đó là sản phẩm của mình. Khía cạnh này làm nên điểm khác biệt giữa một công ty làm sản phẩm và công ty outsourcing (gia công) phần mềm và cần một sự thay đổi về tư duy. Tôi thực sự tin rằng, sự thay đổi này sẽ giúp mọi người làm việc năng suất hơn và thấy hạnh phúc hơn khi làm việc.

Khó khăn duy nhất hiện nay là nhu cầu về kỹ sư đang vượt quá nguồn cung của thị trường. Tôi thực sự hy vọng các trường đại học Việt Nam có thể đào tạo ngày càng nhiều kĩ sư hơn trong tương lai gần. Chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ các chương trình đào tạo giáo dục cũng như thông qua Liên minh Học viện TIBCO.

Sức khỏe là điều quan trọng nhất trong đại dịch Covid-19

- Đại dịch ảnh hưởng như thế nào đến một doanh nghiệp nước ngoài như TIBCO?

Giống như nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới, giai đoạn hiện tại chứa đầy thách thức kể từ khi nền kinh tế có những dấu hiệu suy thoái vào năm 2020. Ngoài những hạn chế về di chuyển trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp cũng nên tận dụng giai đoạn này để điều chỉnh quy trình vận hành và cách tổ chức.

Tuy nhiên, là một công ty công nghệ với nền tảng mạnh mẽ, TIBCO đã thích nghi nhanh chóng với tình hình này. Hơn nữa, do đặc thù ngành, chúng tôi đã quen với việc các đội ngũ của mình làm việc rải rác khắp nơi trên thế giới, hay các hoạt động họp hành được thực hiện qua các ứng dụng công nghệ. Nói chung, mọi việc vẫn diễn ra theo đúng ý chúng tôi.

Chuyên gia phần mềm người Pháp rời Paris tới sống ở Hà Nội: Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày - Ảnh 5.

Dịch bệnh mang lại khó khăn chung cho nhiều doanh nghiệp nhưng với các công ty phần mềm như TIBCO, việc thích nghi diễn ra nhanh chóng hơn.

Tất nhiên, thử thách vẫn còn khi tôi chưa thể trở lại Pháp trong 2 năm qua hay các đồng nghiệp từ châu Âu và Mỹ không thể tới thăm doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn này. Các chiến dịch tiêm chủng hiện đang được thực hiện trên toàn thế giới cho phép chúng tôi hy vọng rằng những chuyến bay quốc tế sẽ sớm trở lại. Điều quan trọng nhất bây giờ là bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người.

- Những dự định của anh trong công việc cũng như trong cuộc sống vào nửa cuối năm 2021?

Trước hết, những gì chúng tôi đang làm là một phần trong văn hoá nghiên cứu và phát triển. Các kĩ sư chuyên tâm vào phát triển những sản phẩm phần mềm cùng các chuyên gia nổi tiếng ở Mỹ, Thuỵ Điển, Pháp… Thứ hai, trọng tâm hoạt động kinh doanh của chúng tôi là "dữ liệu", tức là quản lí những kết nối phần mềm liên tiếp tại thời gian thực tế cho đến việc phân tích quản lý và quản trị dữ liệu. Điều này khiến công việc của chúng tôi trở nên thú vị bởi chúng tôi cần giải đáp nhu cầu từ nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, viễn thông, bán lẻ….

Bởi thế, chúng tôi ấp ủ rất nhiều kế hoạch phát triển ở Việt Nam khi đại dịch qua đi và nền kinh tế được khởi động lại. Chúng tôi muốn tuyển dụng thêm các kĩ sư công nghệ thông tin cũng như các chuyên gia tư vấn để tích hợp các giải pháp của mình cho khách hàng. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới vì ngành công nghệ thông tin thực sự cần nữ giới nhiều hơn, không chỉ dừng ở vị trí kiểm thử mà còn là kiến trúc sư phần mềm hay ở các vị trí quản lý.

"Tham vọng" này đã được lan toả đến mọi ngóc ngách ở TIBCO và phần nào đó đã thành sự thật mặc dù vẫn còn là một thách thức xã hội. Chúng tôi hứa sẽ nỗ lực phần còn lại để vừa phát triển tốt doanh nghiệp của mình vừa vì một xã hội toàn diện hơn và công bằng hơn.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.