Chuyên gia: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần giảm phụ thuộc vào FDI và tín dụng ngân hàng

20/04/2019 18:20
Các chuyên gia cảnh báo việc quy mô tín dụng ngân hàng của Việt Nam quá lớn và cho rằng về lâu dài phải phát triển thị trường trái phiếu, chứng khoán cung ứng vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp.

Tại buổi giao lưu trực tuyến về Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do CafeF và báo Trí thức trẻ tổ chức mới đây, ông Trần Văn Tần – Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng NHNN cung cấp thông tin, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế hiện nay đã lên khoảng 7,3 triệu tỷ đồng, và đây là một con số rất lớn. 

Ông cho rằng, sở dĩ nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa kêu khó về vốn để kinh doanh là bởi thị trường vốn như trái phiếu, chứng khoán ở Việt nam còn chưa phát triển. Và theo đó, gánh nặng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế đang đổ lên vai hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng cũng phải huy động tiền gửi rồi mới đi cho vay, đồng thời phải đảm bảo an toàn hoạt động. 

Chuyên gia Phạm Chi Lan cũng đồng ý với nhận định này của ông Tần. Bà cho rằng, muốn cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn trong tương lai, Việt Nam về lâu dài vẫn phải cố gắng phát triển thêm nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Vị chuyên gia cũng đánh giá rằng hiện trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán chưa phát huy được vai trò của mình. 

Một báo cáo mới đây của VDSC cho biết: "Bức tranh vĩ mô khả quan trong khi vẫn còn nhiều thách thức ở mặt vi mô" là nhận định chung mà các nhà đầu tư nói về Việt Nam. Thực tế, thị trường vốn của Việt Nam nhỏ, sơ khai và vẫn khó tiếp cận đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Hiện tại ngoài trừ Trung Quốc, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực có tín dụng ngân hàng vượt quá quy mô thị trường trái phiếu và cổ phiếu. Tín dụng từ khối tài chính đã tăng từ mức 21% GDP trong năm 1997 lên 142% sau 20 năm. 

"Đây là tỷ lệ tăng trưởng không bền vững đối với Việt Nam", VDSC nhận định. 

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tín dụng nhưng chỉ hai yếu tố này không thể đóng vai trò lâu dài. Chính phủ Việt Nam nhận thức rõ về điều đó và đang cố gắng phát triển thị trường vốn.

Chuyên gia: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần giảm phụ thuộc vào FDI và tín dụng ngân hàng - Ảnh 1.

Các chuyên gia của VDSC cũng kỳ vọng mọi thứ có thể được cải thiện và trong thập kỷ tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng cường đáng kể của hệ thống tài chính tại Việt Nam. 

Tín hiệu cho điều nói trên là năm ngoái, tăng trưởng tín dụng đạt 13,9% trong khi GDP tăng trưởng 7,1%. Nói cách khác, chỉ cần dưới 2% tăng trưởng tín dụng cho 1% tăng trưởng GDP, giảm từ 2,9x trong năm 2016 và 4,6x trong năm 2010. 

VDSC phân tích, khi thị trường vốn có thể cung cấp giải pháp trong việc đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp, mô hình tăng trưởng tín dụng ngân hàng nhanh chóng cho khu vực doanh nghiệp sẽ chuyển đổi tập trung nhiều hơn vào cho vay hộ gia đình và thu nhập từ phí khi các doanh nghiệp tham gia vào thị trường trái phiếu và cổ phiếu. 

"Chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu sớm của điều này với tăng trường đáng kể trong cho vay tiêu dùng và thế chấp trong những năm gần đây", báo cáo của VDSC cho biết. 

Tổng vốn hóa toàn thị trường (HSX, HNX và UpCom) đã tăng 230% trong 5 năm và  trong 5 năm tới, con số này có thể tăng gấp đôi (hiện tại 190 tỷ USD) và cổ phiếu Việt Nam sẽ được thêm vào rổ Chỉ số thị trường mới nổi MSCI. Trong khi đó còn chưa chạm tới một góc của thị trường trái phiếu (> 90% trái phiếu phát hành trên thị trường là trái phiếu chính phủ).

Năm 2017, bốn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đầu tiên được giới thiệu. Sau sự do dự ban đầu, những sản phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới đầu cơ vì những lí do dễ hiểu. Hiện tại giá trị giao dịch hàng ngày trong khoảng 250-400 triệu USD, cao hơn mức 200-250 triệu USD của thị trường cổ phiếu. Trong khi đó, tại sàn HOSE hy vọng sẽ giới thiệu chứng quyền có đảm bảo cho một số cổ phiếu blue-chip trong năm nay. 

Tin mới

Top xe hybrid bán chạy tại Việt Nam quý I/2025: Innova Cross dẫn đầu, XL7 bám sát nút, Alphard dù đắt vẫn chưa 'đội sổ'
44 phút trước
Trong 3 tháng đầu năm 2025, doanh số xe hybrid có phần khởi sắc. Toyota Innova Cross là xe hybrid bán chạy nhất tại Việt Nam dù chỉ về nhất 1/3 tháng.
Xe tay ga Honda nhưng xịn như Vespa có gì đặc biệt?
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ 2025 mang thiết kế cổ điển với đường cong mềm mại, mức giá bán từ 43 triệu đồng.
Thị trường ngày 15/4: Dầu tăng nhẹ, vàng hạ nhiệt
2 giờ trước
Chốt phiên giao dịch ngày 14/4/2025, dầu tăng nhẹ do miễn thuế và nhập khẩu dầu thô tăng tại Trung Quốc. Giá vàng hạ nhiệt sau khi lập kỷ lục khi tâm lý rủi ro cải thiện.
J&T Express đẩy mạnh các hoạt động phát triển bền vững trên mạng lưới toàn cầu
3 giờ trước
J&T Global Express Limited (hay được gọi là J&T Express hoặc J&T) vừa công bố Báo cáo Phát triển bền vững (ESG) 2024, ghi nhận những thành tựu đáng kể của tập đoàn này trong lĩnh vực môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, tăng cường quản trị doanh nghiệp và đổi mới công nghệ.
Chuyện lạ chưa từng thấy ở quốc gia 1,4 tỷ dân: Một công nhân mỏ than nâng thiết bị 700 tấn nhẹ như không
3 giờ trước
Những nỗ lực này góp phần định nghĩa lại khái niệm hiệu quả, sự an toàn và tính bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
4 giờ trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.
Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
2 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
3 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
3 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?