Báo cáo kinh tế Việt Nam: Điểm sáng của châu Á giữa bối cảnh căng thẳng thương mại của bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Thị trường toàn cầu thuộc Ngân hàng UOB dự đoán: mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,7% (nhìn chung là đạt mục tiêu tăng trưởng đã công bố - 6,8%) và mức lạm phát ở khoảng 3,4%.
Theo đó, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Dữ liệu từ McKinsey Global Institue City Cope Data Base ước tính, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 21 triệu hộ gia đình có thu nhập hàng năm hơn 7.500 USD. Tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng chính là động lực thúc đẩy nền kinh tế hơn cả.
TS. Manop Udomkerdmongkol - chuyên gia kinh tế tại ngân hàng UOB Thái Lan nhận định: "Triển vọng kinh tế Việt Nam là tương đối tươi sáng. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ dựa vào cầu nội địa khá lớn trong những năm tới. Chúng tôi cho rằng ngay cả khi không có cải cách kinh tế đặc biệt thì Việt Nam cũng sẽ đạt được mức tăng trưởng kinh tế 6,5%".
Báo cáo cũng đánh giá, Việt Nam đã trở thành một thị trường trọng điểm tại châu Á cho các nhà sản xuất nước ngoài di dời cơ sở sản xuất của họ trong tình thế căng thẳng của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Với những thế mạnh như địa lý gần với Trung Quốc, lực lượng lao động trẻ, mức lương cạnh tranh, đặc quyền thương mại đến từ nhiều phía và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầu tư hấp dẫn ở Châu Á, tạo nên hướng tăng trưởng tích cực cho nền kinh tế của quốc gia trong những năm tới.
Đối với vận tải đường biển, phía Đông Việt Nam là một khu vực ven biển trải dài từ Bắc đến Nam, với ba thành phố cảng lớn ở cả Bắc, Trung và Nam. So với các quốc đảo như Philippines và Indonesia, khoảng cách và thời gian di chuyển của vận tải đường biển tại Việt Nam là ngắn hơn, do đó tiết kiệm được chi phí và đẩy nhanh tốc độ tiếp cận thị trường.
Trong nửa đầu năm nay, kinh tế gia tăng 6,8% so với năm 2018, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp (+2,4%), công nghiệp và xây dựng (+8,9%), dịch vụ (+6,7%), đặc biệt là buôn bán sỉ và lẻ, vận tải, truyền thông, tài chính và ngân hàng, giáo dục và y tế. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu và sản xuất công nghiệp vẫn là những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng.
Nhờ sự tăng trưởng ổn định trong khâu xuất khẩu các sản phẩm công nghệ và các hiệp định thương mại tự do, xuất khẩu tăng 7,3% so với năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng 10,5% vào nửa đầu năm 2019. Hoạt động sản xuất công nghiệp được thúc đẩy bởi việc triển khai hoạt động liên tục của các doanh nghiệp đa quốc gia mới (MNEs) trong nhóm các ngành công nghiệp có nhu cầu cao về nhân lực, tập trung xuất khẩu, sản xuất và chế biến.
Trong thời gian trung đến dài hạn, một động lực chính thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam sẽ là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Intrustry 4.0). Điều này có tiềm năng giúp mở rộng quy mô nền kinh tế Việt Nam ở mức từ 28,5 tỷ đô USD đến 62,1 tỷ đô USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng kinh tế 7-16% hàng năm, cho đến năm 2030.
Ngân hàng Nhà nước được dự đoán sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,25% trong năm nay. Với mức lãi suất huy động hiện tại, chính sách tiền tệ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi giúp GDP tăng trưởng đều đặn, và giữ được sự ổn định về giá. Để chuẩn bị cho những thay đổi đến từ các yếu tố bên ngoài, việc duy trì chính sách là rất quan trọng, đặc biệt là giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc.