Chuyển giao vốn nhà nước về SCIC: Vẫn xem phim "Hãy đợi đấy!"

04/12/2018 09:03
Việc chuyền giao DNNN về cho SCIC, về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước với DN và chức năng quản trị và đầu tư vốn. Chậm chuyển giao sẽ chậm thoái vốn nhà nước.

19 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước - với tổng tài sản gần 1,5 triệu tỷ đồng và vốn chủ sở hữu nhà nước theo giá trị sổ sách hơn 820.000 tỷ đồng - đã hoàn tất chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước một cách nhanh chóng. Điều đó cho thấy, nếu kỷ luật tài chính được thực thi nghiêm túc, việc chuyển giao vốn nhà nước về đầu mối tập trung không quá khó khăn. Thế nhưng, việc chuyển giao vốn nhà nước về SCIC lại chưa được như vậy.

Bài học từ việc chuyển giao vốn về "Siêu ủy ban"

Xét trên góc độ trình tự chuyển giao, việc chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại DN từ một cơ quan nhà nước này sang một cơ quan nhà nước khác không giống như trình tự chuyển giao từ một bộ ngành, địa phương sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Cụ thể, việc bàn giao doanh nghiệp từ các bộ sang Ủy ban là bàn giao nguyên trạng. Nội dung bàn giao gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như: Quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...

Trong khi đó, việc bàn giao vốn về SCIC còn phải trải qua một thủ tục khác là xác định, kiểm tra lại sổ sách vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, do số vốn này được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu của SCIC.

Tuy nhiên, theo ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), về cơ bản các trình tự, thủ tục không quá phức tạp vì bản chất vẫn là chuyển giao từ cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý về cơ quan đầu tư và kinh doanh vốn cũng do Nhà nước quản lý.

Việc chuyển giao tương tự như cổ phần hóa các DNNN, có xác định giá trị tài sản thông qua việc ký biên bản giao nhận giữa cơ quan nhận và cơ quan bàn giao. Tiến trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào ý chí và mức độ sẵn sàng của bên bàn giao. Phía bên nhận cũng mong muốn sớm hoàn tất vì đó là nhiệm vụ của họ.

Với Ủy ban, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, công tác bàn giao đã được thực hiện đúng quy định đặt ra dù quy mô tài sản rất lớn.

Vì sao chậm chuyển giao vốn về SCIC?

"Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu bao gồm 9 quyền, trong đó có quyền về bổ nhiệm cán bộ, phê duyệt kế hoạch sản xuất - kinh doanh và quyền quyết định về các vấn đề đầu tư tài chính" - ông Hiếu cho rằng đây chính là những yếu tố gắn với quyền lợi của đơn vị có quyền quản lý vốn nhà nước, dẫn đến sự chậm trễ nói trên.

Chuyển giao vốn nhà nước về SCIC: Vẫn xem phim Hãy đợi đấy! - Ảnh 1.

Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định việc chuyển giao về SCIC 62 doanh nghiệp tại 6 bộ và 16 địa phương, với tổng số vốn nhà nước là trên 11.200 tỷ đồng (chiếm 65,3% vốn điều lệ các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao).

Tuy nhiên, theo báo cáo của SCIC, từ 17/8/2017 (ngày ban hành QĐ 1232) đến 30/11/2018, SCIC mới chỉ tiếp nhận được 29 DN (năm 2017 tiếp nhận 21 DN, năm 2018 tiếp nhận 8 DN), chưa bằng 50% so với con số cần chuyển giao. Có thể kể tên các doanh nghiệp chậm chuyển giao về SCIC như Tổng công Thép Việt Nam với giá trị 6.300 tỷ đồng, Tổng công ty Licogi, Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam...

Nếu căn cứ theo Nghị định 147/2017/NĐ-CP, trong đó quy định rõ về đối tượng, trình tự và thời hạn chuyển giao, thì hiện vẫn có hàng trăm doanh nghiệp chưa được chuyển giao về SCIC.

Chuyên gia Phan Đức Hiếu chỉ ra một số nguyên nhân của tình trạng này.

Thứ nhất, phản ánh từ thực tế cho thấy, có hiện tượng Bộ, ngành và địa phương chưa tích cực thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC, thậm chí trì hoãn việc chuyển giao doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển giao. Một số bộ ngành, địa phương muốn giữ lại doanh nghiệp để quản lý hoặc để tiến hành bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp không muốn chuyển về SCIC do đã có mối quan hệ gắn bó với Bộ, địa phương.

Nếu xét về quy định pháp luật, ông Hiếu nhận xét, một số quy định pháp luật chưa có tiêu chí xác định đối tượng chuyển giao rõ ràng, làm cho SCIC và các bộ, UBND cấp tỉnh chưa thống nhất về danh sách doanh nghiệp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Trong khi đó, chế tài xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu chưa được quy định rõ ràng bằng quy phạm pháp luật nên không tạo được áp lực để thực hiện quyết liệt như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trên thực tế, việc chậm trễ chuyển giao doanh nghiệp đủ điều kiện về SCIC diễn ra khá phổ biến, nhưng chưa có các trường hợp nào bị xử lý.

Về đối tượng chuyển giao, do quy định pháp luật chưa thật rõ nên còn có ý kiến khác nhau về loại doanh nghiệp không chuyển về SCIC. Nhiều địa phương giữ doanh nghiệp với lý do phục vụ cho sự phát triển của địa phương. Một số địa phương thành lập tổng công ty, nhóm công ty mẹ - công ty con để quản lý doanh nghiệp nhằm tránh phải chuyển về SCIC.

Phát huy tính thượng tôn pháp luật

Việc chuyển giao DNNN về cho SCIC, về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại DN nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước với DN và chức năng quản trị và đầu tư vốn. Chậm chuyển giao sẽ chậm thoái vốn nhà nước, trong khi mục đích của thoái vốn nhà nước là thu hẹp phạm vi hoạt động của DNNN, khuyến khích phát triển, sự tham gia của các DN ngoài Nhà nước với mục đích cuối cùng là phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực của Nhà nước.

Trước thực trạng như vậy, cùng với việc hiện nay SCIC là một thành viên của Ủy ban, theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, Ủy ban cần có trách nhiệm đôn đốc việc chuyển giao vốn về SCIC. Khi vốn nhà nước được quản lý tập trung và chuyên nghiệp, chắc chắn hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.

Chuyển giao vốn nhà nước về SCIC: Vẫn xem phim Hãy đợi đấy! - Ảnh 2.

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ

Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc chuyển giao DN đã cổ phần hóa về SCIC là chuyển việc quản lý vốn nhà nước tại DN đang phân tán ở các bộ ngành gây yếu kém nhiều năm qua về SCIC.

"Trách nhiệm của Chính phủ, của Thủ tướng là phải quyết liệt, phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu vì đây là chủ trương lớn, làm không đúng thời gian quy định là đi ngược lại chủ trương của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ" – ông Hùng nhấn mạnh.

Tại Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngày 21/11 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  đã chỉ đạo đối với các DN Chính phủ đã cho phép các Bộ/UBND tỉnh bán vốn nhưng quá trình triển khai gặp khó khăn vướng mắc, không đảm bảo đúng tiến độ thì các Bộ/UBND tỉnh chuyển giao cho SCIC để thực hiện bán. Các DN sau khi được bàn giao về SCIC sẽ được phân loại đê quản lý; thực hiện tái cơ cấu, xử lý tồn tại, nâng cao quản trị, hiệu quả hoạt động và lựa chọn thời điểm thích hợp để triển khai bán vốn mang lại hiệu quả.

Sau khi vấn đề này được đề cập, đã có một số chuyển biến tích cực được ghi nhận, chẳng hạn như mới đây Bộ Công Thương đã thực hiện chuyển giao Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chuyển giao Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) về SCIC. 

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
8 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
5 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
5 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
6 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
6 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
1 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.