Chuyện ít biết về thợ cơ khí từng chế tạo trực thăng 'made in Việt Nam'icon

Một người bạn ở Cần Thơ có niềm đam mê công nghệ đã liên hệ với ông Thắng hỏi mua chiếc trực thăng “made in Việt Nam”.

Một người bạn ở Cần Thơ có niềm đam mê công nghệ đã liên hệ với ông Thắng hỏi mua chiếc trực thăng “made in Việt Nam”.

Cuối năm 2013, ông Nguyễn Văn Thắng (51 tuổi), ở tổ 7, phố Gia Quất, quận Long Biên, TP.Hà Nội đã chế tạo, thử nghiệm thành công chiếc máy bay trực thăng. Sau đó, ông Thắng đã tháo cánh, treo chiếc trực thăng lên mái xưởng cơ khí và tạm ngừng việc thử nghiệm.

Chuyện ít biết về thợ cơ khí từng chế tạo trực thăng 'made in Việt Nam'
Năm 2013, ông Thắng đã nghiên cứu chế tạo thành công chiếc trực thăng

Máy bay đã về tay chủ mới 

Trong những ngày đầu tháng 12, chúng tôi có dịp ngồi trò chuyện với cha đẻ của chiếc trực thăng “made in Việt Nam” từng gây xôn xao dư luận. Nhấp ly trà, ông Thắng kể, mới đây, ông đã bán chiếc máy bay trực thăng cho một người bạn ở Cần Thơ.

“Người bạn của tôi ở Cần Thơ làm kinh doanh và rất đam mê công nghệ. Nói là bán chứ thực ra tôi lấy có vài triệu đồng tiền vật liệu và đổi kèm một số đôi loa cũ. Hiện tại, chiếc máy bay trực thăng đang được trưng bày ở một khu xưởng trong đó”, ông Thắng nói.

Ông Thắng cho hay, cuối năm 2013, ông đã đem chiếc máy bay ra bãi đất trống gần nhà để thử nghiệm. Sau khi thử nghiệm thành công, ông đem cất vào khu xưởng và không chỉnh sửa, lắp ghép gì thêm.

Đến khoảng ngày 18/1/2014, lữ đoàn 918 của Binh chủng Phòng không Không quân đã xuống yêu cầu gia đình ông ký một bản cam kết với nội dung không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm. Đồng thời, gia đình ông phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay.

“Sau đó đoàn bên Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sang gặp gỡ tôi trao đổi và muốn tôi viết bản dự án chi tiết, hoàn thiện về chiếc máy bay. Họ sẽ hợp tác với tôi trong quá trình nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm. Tuy nhiên, tôi đã không đồng ý bởi muốn tự bản thân mình sẽ hoàn thiện và chế tạo thành công máy bay, sau đó mới nghĩ đến tương lai xa hơn”, ông Thắng chia sẻ.

Cha đẻ của chiếc trực thăng kể thêm rằng, do khu vực nhà xưởng quá chật hẹp, cộng thêm việc người bạn của ông thuyết phục nhiều lần nên ông mới đồng ý bán chiếc cho người này.

Chuyện ít biết về thợ cơ khí từng chế tạo trực thăng 'made in Việt Nam'
Chuyện ít biết về thợ cơ khí từng chế tạo trực thăng 'made in Việt Nam'
Chiếc máy bay được ông Thắng bán cho một người bạn ở Cần Thơ

Sẵn sàng chế tạo chiếc máy bay thứ 2

Ông Thắng cho hay, hiện giờ ông đã dừng lại mọi hoạt động liên quan đến việc chế tạo máy bay. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông vẫn liên hệ, trao đổi với kỹ sư Bùi Hiển (Bình Dương) - người chế tạo trực thăng cất cánh ở độ cao hơn 1m trong vòng 15 phút vào năm 2016.

“Thỉnh thoảng kỹ sư Bùi Hiển cũng qua nhà tôi chơi. Cả hai cùng trao đổi với nhau về kinh nghiệm chế tạo, vận hành chiếc trực thăng. Kỹ sư Hiển còn hứa sẽ giúp và tặng tôi một đôi cánh quạt nếu như tôi chế tạo chiếc trực thăng thứ 2”, ông Thắng nói.

Chuyện ít biết về thợ cơ khí từng chế tạo trực thăng 'made in Việt Nam'
Hiện tại, ông Thắng vẫn miệt mài với công việc độ xe máy, xe ba bánh dành cho người khuyết tật

Tuy nhiên theo cha đẻ của chiếc máy bay trực thăng, vấn đề lớn nhất hiện nay vẫn là việc được các cơ quan chức năng cấp phép cho việc nghiên cứu, chế tạo máy bay. “Nếu Nhà nước có một cơ chế để những người đam mê khoa học như tôi có thể phát huy thế mạnh của mình thì tôi sẵn sàng bỏ tiền, kể cả đi vay vượn tiền để tiếp tục nghiên cứu, chế tạo chiếc trực thăng thứ 2. Và khi đó tôi tin chắc rằng, chiếc máy bay này sẽ thử nghiệm thành công”, ông Thắng bày tỏ.

Hiện tại, ông Thắng vẫn miệt mài với công việc độ xe máy, xe ba bánh dành cho người khuyết tật. Ông Thắng nói rằng, đó là công việc, là niềm đam mê mấy chục năm nay của ông. Mỗi lần hoàn thiện xong một chiếc xe độ mới, hay một chiếc xe máy ba bánh dành cho người khuyết tật ông cảm rất vui và hạnh phúc.

Trước đó, năm 2013, trong một lần đọc báo thấy một người ở trong Sài Gòn chế tạo được máy bay, ông Thắng đã nảy sinh ý tưởng làm máy bay thử. Ông đã đi tìm mua loại thép có độ đàn hồi cao, chịu lực tốt về làm khung cho chiếc máy bay. Còn cánh quạt quay của máy bay, ông tìm mua loại thép dẻo làm xương sống cho cánh rồi bọc lớp inox vào hàn lại.

Mất 3 tháng miệt mài, cộng với số tiền 200 triệu đồng chi phí cho việc mua nguyên liệu, ông Thắng đã hoàn thiện chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ. Chiếc trực thăng sử dụng động cơ ô tô Suzuki 38kW, 2.0L, với vòng tua 4000-4500 vòng/phút vì quá lớn nên anh phải giảm xuống còn 700 vòng/phút. Trực thăng có cân nặng 185kg, chiều cao 2m60, chiều rộng 1m55, chiều dài thân vào đuôi là 6,8 và chiều dài cánh là 5,5m. Đầu năm 2014, sau 3 lần thử nghiệm (lần thứ 3 trực thăng bay lên khỏi mặt đất 50cm), ông Thắng bị nhà chức trách nhắc nhở và phải dừng nghiên cứu chế tạo.

(Theo Dân Việt)

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
12 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
12 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
13 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
13 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
13 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
18 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.