Chuyện kỳ lạ đang diễn ra: Thỏa thuận dầu giữa Đức và Kazakhstan… nhưng có lợi cho Nga

06/03/2023 09:38
Đức đã nói rằng họ sẽ không mua dầu thô Nga trong năm nay để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp năng lượng lớn nhất trước đây. Nhưng một thỏa thuận dầu với Kazakhstan có nghĩa là Moscow sẽ tiếp tục có một số ảnh hưởng đối với Berlin.
Chuyện kỳ lạ đang diễn ra: Thỏa thuận dầu giữa Đức và Kazakhstan… nhưng có lợi cho Nga - Ảnh 1.

Theo đài DW (Đức), trong tuần này, Kazakhstan đã vận chuyển lô dầu thô đầu tiên đến Đức qua mạng lưới đường ống Druzhba khi Chính phủ Đức tìm cách đa dạng nguồn cung cho một nhà máy lọc dầu quan trọng ở miền đông nước này, khi mà nhà máy này tính đến đầu năm nay hầu như chỉ sử dụng nguồn cung dầu của Nga.

Lô hàng 20.000 tấn dầu, tương đương khoảng 145.000 thùng, là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Đức để cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu của Nga. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã ngừng mua dầu từ Nga trong năm nay, ngay cả khi dầu thô vận chuyển qua đường ống vẫn được miễn trừ khỏi lệnh cấm vận đối với dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo DW, Kazakhstan - một đồng minh của Nga – sẽ vận chuyển 1,2 triệu tấn dầu thô cho Đức trong năm nay. Kaztransoil - nhà điều hành đường ống dẫn dầu quốc doanh của Kazakhstan đã nhận được sự chấp thuận từ đối tác Nga Transneft để cung cấp 300.000 tấn dầu qua đường ống Druzhba trong quý này.

Druzhba - có nghĩa là "tình bạn" trong tiếng Nga - là một trong những hệ thống đường ống dẫn dầu lớn nhất thế giới với khả năng vận chuyển 2 triệu thùng/ngày.

Chuyện kỳ lạ đang diễn ra: Thỏa thuận dầu giữa Đức và Kazakhstan… nhưng có lợi cho Nga - Ảnh 2.

Mạng đường ống dẫn dầu Druzhba. Nguồn: Reuters, IEA, DW

Tại sao Đức lại mua dầu từ Kazakhstan?

Kênh DW đưa tin, dầu của Kazakhstan đang hướng đến nhà máy lọc dầu PCK ở thành phố Schwedt của Đức, nằm cách Berlin 120 km về phía đông bắc. Nhà máy lọc dầu này tính đến đầu năm nay vẫn được cung cấp dầu Nga. Nhà máy lọc dầu tại Schwedt - cung cấp 90% nhiên liệu cho Berlin và là doanh nghiệp tạo ra công ăn việc làm chủ yếu ở một khu vực lạc hậu về kinh tế của Đức. Nhưng nhà máy này đã gặp vấn đề lớn kể từ khi Đức quyết định tạm dừng nhập khẩu dầu từ Nga.

Trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, 1/3 nhu cầu dầu của Đức là dựa vào Nga, khi nhập khẩu 687.000 thùng/ngày vào tháng 11/2021, phần lớn là qua đường ống Druzhba. Đức đã tìm cách thay thế hầu hết nguồn cung cấp từ Nga trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Tuy nhiên, Đức đã phải vật lộn để tìm các giải pháp thay thế tại Schwedt - nơi không được kết nối với các tuyến đường ống và nguồn cung ở phía tây nước Đức. Điều đó đã khiến nhà máy lọc dầu tại Schwedt chỉ hoạt động với 60% công suất.

Đài DW nhận định, hiện tại, nguồn cung từ Kazakhstan sẽ đảm bảo nhà máy lọc dầu Schwedt hoạt động với công suất cao hơn để nó vẫn còn giá trị về mặt kinh tế.

Nhà máy lọc dầu Schwedt – từng có một phần sở hữu bởi Rosneft của Nga cho đến khi được Chính phủ Đức nắm quyền kiểm soát vào năm ngoái - hiện chủ yếu được cung cấp dầu thô từ các thị trường toàn cầu, bao gồm cả Mỹ, thông qua một đường ống dẫn dầu từ cảng Rostock trên bờ Biển Baltic.

Chuyện kỳ lạ đang diễn ra: Thỏa thuận dầu giữa Đức và Kazakhstan… nhưng có lợi cho Nga - Ảnh 3.

Nhà máy lọc dầu PCK ở thành phố Schwedt của Đức: Ảnh: DW

Nga vẫn được hưởng lợi

Nga sẽ có thêm nguồn thu dưới dạng một khoản phí quá cảnh mà Transneft sẽ kiếm được khi cho phép dầu được vận chuyển qua mạng lưới đường ống của doanh nghiệp này. DW nhận định, đây là một nguồn tiền đáng giá với Moscow tại thời điểm doanh thu từ dầu của nước này đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt và áp giá trần của phương Tây.

Bình luận về việc dầu sẽ được vận chuyển qua hàng ngàn km trên lãnh thổ Nga, một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức hôm 27/2 cho biết: "Chúng tôi phải quan sát cách Nga hành động liên quan đến dòng chảy dầu thô qua đường ống Druzhba".

Người này cũng nói thêm rằng, rất khó để dự đoán hành động của Nga, như việc đóng băng nguồn cung cấp khí đốt vào năm ngoái.

Thỏa thuận này có vi phạm lệnh cấm vận dầu của EU và Đức?

Theo kênh DW, dầu từ Kazakhstan không phải chịu lệnh cấm vận của EU, cũng không đi ngược lại lệnh cấm của chính nước Đức đối với dầu vận chuyển qua đường ống từ Nga.

Đầu tiên, dầu sẽ được bơm đến Nga, nơi nó được pha trộn trước khi xuất khẩu từ các cảng biển của Nga. Năm ngoái, Kazakhstan đã đổi thương hiệu hàng hóa của mình thành Kebco để phân tách khỏi thương hiệu Rebco (dầu thô hỗn hợp xuất khẩu của Nga), hoặc Urals, để tránh rơi vào các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, việc pha trộn dầu Kazakhstan ở Nga trước khi đưa sang Đức cũng gây ra lo ngại rằng sẽ rất khó để xác định nguồn gốc của dầu.

Bộ Kinh tế Đức cho biết, mặc dù không thể tránh khỏi việc một số loại dầu của Nga sẽ được vận chuyển tới Đức, nhưng điều quan trọng là dòng tiền sẽ không chảy đến Nga, vì dầu sẽ được mua từ nhà cung cấp Kazakhstan, chứ không phải một doanh nghiệp Nga.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
6 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
6 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
5 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.764.355 VNĐ / tấn

19.05 UScents / lb

2.76 %

- 0.54

Cacao

COCOA

237.313.733 VNĐ / tấn

9,259.00 USD / mt

3.24 %

+ 291.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

217.863.771 VNĐ / tấn

385.56 UScents / lb

0.37 %

- 1.42

Gạo

RICE

15.226 VNĐ / tấn

13.06 USD / CWT

1.28 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.525.934 VNĐ / tấn

1,011.50 UScents / bu

1.75 %

- 18.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
34 phút trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
46 phút trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
14 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
16 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.