Chuyện lạ về cổ phần hóa ở Viettel

09/12/2017 15:03
Năm 2006, Viettel Mobile - tiền thân của Viettel Telecom (công ty lớn nhất của Tập đoàn Viettel) đã được Chính phủ cho phép cổ phần hóa. Sau hơn 10 năm, việc cổ phần hóa công ty này gần như không được nhắc tới nhưng cũng chưa xuất hiện nhu cầu bức xúc về tiến trình này ở Viettel Telecom. Vì sao?

Đối với hầu hết các công ty Nhà nước, việc cổ phần hóa được coi như một liều thuốc mạnh để thúc đẩy đổi mới, tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút thêm vốn đầu tư… Việc phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa và thúc đẩy mạnh tiến trình này, cộng với việc IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán là một lộ trình được coi là tiêu chuẩn. Thế nhưng, tại Viettel Telecom, câu chuyện dường như hơi khác.

Kể từ khi được phê duyệt chủ trương cổ phần hóa năm 2006, Viettel Telecom và công ty mẹ (Tập đoàn Viettel) không có nhiều động thái cho thấy sự tăng tốc với tiến trình này. Thế nhưng, không giống bất kỳ một công ty Nhà nước nào, Viettel Telecom liên tục tạo ra những điều khó tin trên thị trường viễn thông Việt Nam. Đầu tiên là việc phổ cập thông tin di động tới mọi người dân Việt Nam – dịch vụ được coi là xa xỉ trước đó, rồi nhảy vọt lên vị trí số 1 (vượt qua MobiFone và VinaPhone) chỉ trong vòng 4 năm.

Sau hơn 10 năm kể từ khi có quyết định cổ phần hóa, dù vẫn là công ty Nhà nước 100%, Viettel Telecom liên tục tăng trưởng nhảy vọt về doanh thu và lợi nhuận. Nếu năm 2004, họ vẫn là lính mới trên thị trường di động thì hơn 10 năm sau, Viettel Telecom là nhân tố quan trọng nhất cho việc tạo ra lợi nhuận mỗi năm 2 tỷ USD của Tập đoàn Viettel trong 3 năm liên tục (2015-2016 và dự kiến 2017).

Nguồn lợi nhuận từ Viettel Telecom cũng là bệ đỡ lớn nhất để Tập đoàn này thực hiện đầu tư ra nước ngoài (Tập đoàn Viettel hiện kinh doanh tại 10 quốc gia, với 5 nước đã vượt lên vị trí số 1 về thị phần viễn thông di động), bước chân vào nghiên cứu sản xuất các thiết bị công nghệ cao, khí tài quân sự, công nghiệp quốc phòng…

Vào những năm trước, một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Viettel (lúc đó là Tổng công ty Điện tử viễn thông Quân đội) chia sẻ: “Cổ phần hóa không phải là mục tiêu ưu tiên của Viettel”. Lãnh đạo này cho rằng, sự tham gia của nhiều cổ đông bên ngoài với mục tiêu quá ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài của Tập đoàn Viettel. “Nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn, Viettel sẽ không thể thực hiện nhiều gói cước dành cho xã hội, xây trạm thu phát sóng ở vùng sâu, vùng xa… mà khát vọng của chúng tôi là người Việt Nam ai cũng có thể dùng điện thoại di động”, ông này cho biết.

Bình luận về việc cổ phần hóa có thể cản trở mục tiêu của Viettel trong việc phổ cập điện thoại di động đến mọi người dân hoặc thực hiện nhiều chương trình xã hội tham vọng, lãnh đạo một công ty chứng khoán lớn có trụ sở ở Hà Nội nói: "Nếu Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ chi phối thì mọi việc vẫn theo quỹ đạo mà những người đứng đầu Viettel mong muốn. Nhưng với sự giám sát của công chúng và thông tin buộc phải công khai liên tục, các quyết định chiến lược khác thường sẽ khó có thể tiến hành siêu tốc. Tất nhiên, đây cũng là xét về nguyên lý chứ thực tế có thể không giống vậy".

Hiện tại, Viettel Telecom vẫn là công ty lớn cả về doanh thu lẫn lợi nhuận của Tập đoàn Viettel. Theo Sách trắng về CNTT năm 2017, công ty này chiếm tới 46,7% thị phần về thông tin di động (2G,3G) và 26,1% về Internet băng rộng cố định. Hiện tại, Viettel Telecom sở hữu hạ tầng 4G lớn nhất Việt Nam với 36.000 trạm thu phát sóng (chiếm 72% số trạm 4G trên cả nước).

Đến nay, kế hoạch cổ phần hóa Viettel Telecom có vẻ như “rơi vào dĩ vãng” vì tên của công ty này không thấy xuất hiện trong các bản đốc thúc tiến độ cổ phần hóa của các cơ quan quản lý có liên quan. Tập đoàn Viettel (công ty mẹ) cũng không công bố kế hoạch gì về cổ phần hóa liên quan đến Viettel Telecom trong nhiều năm trở lại đây.

Có lẽ việc công ty này hoạt động với những kết quả khó tin mà các công ty tư nhân hoặc nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông đều không thể thực hiện được là nguyên nhân khiến cho việc cổ phần hóa không quá bức thiết. Thế nhưng, nếu đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa Viettel Telecom thì trong tương lai công ty này có đạt được những thành tựu lớn hơn những gì họ đã và đang thực hiện hay không? Đây là một câu hỏi chưa ai có thể trả lời.

Ở Việt Nam, chưa có tiền lệ về tăng trưởng cũng như phát triển của một công ty Nhà nước tương tự như Viettel Telecom nên khó có mô hình để so sánh. Tuy nhiên, với hầu hết các công ty Nhà nước được cổ phần hóa, yếu tố tích cực hơn bao giờ cũng xuất hiện.

Kỳ sau: Tập đoàn Viettel đang cổ phần hóa những gì?

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
7 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
7 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
7 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Xe gầm cao tầm giá trên 1 tỷ: Ford Everest áp đảo, Hyundai Santa Fe vươn lên mạnh mẽ
8 giờ trước
Hyundai Santa Fe sau khi có bản nâng cấp có thể trở thành đối trong thực sự của Ford Everest ở phân khúc này.
Xe điện mini của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chuẩn bị xuất ngoại sang thị trường lớn nhất Đông Nam Á
9 giờ trước
Mẫu xe điện mini VinFast VF 3 sắp đổ bộ thêm một thị trường Đông Nam Á.
Cửa hàng ở Hà Nội giảm giá 'đỉnh nóc, kịch trần' tới 90% nhân Black Friday
9 giờ trước
Ngày hội siêu giảm giá Black Friday năm nay là thứ Sáu 29/11, nhiều cửa hàng tại Hà Nội đã tung hàng loạt chương trình khuyến mại lớn.
Tăng trưởng ấn tượng 107%, hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bứt phá ngoạn mục trên bảng xếp hạng, vượt qua hàng loạt ông lớn về doanh số toàn cầu
15 giờ trước
Doanh số toàn cầu VinFast trong 3 quý đầu năm 2024 vượt qua hàng loạt tên tuổi gạo cội như Honda, Mitsubishi hay Mazda.